8 điều giúp cha mẹ nuôi dạy một đứa trẻ thiên tài như Einstein
Sau khi nghiên cứu cách thức mà cha mẹ của các thiên tài giáo dục con mình, các giáo sư của Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra một công thức chung.
GS. Ronald Is F. Ferguson của Đại học Harvard tin rằng để nuôi dạy con thành tài, cha mẹ không cần phải giàu có hay quyền lực. Điều duy nhất các bậc phụ huynh cần làm đó là thể hiện đúng vai trò trước mặt con. Trong một nghiên cứu thực hiện cùng nhà báo Tatsha Robertson, GS. Ferguson đã phân tích 200 người trưởng thành đạt được nhiều thành tựu và cha mẹ của họ. Trong đó, có những nhân vật nổi tiếng như: những chị em gái của Thung lũng Silico là Anne, Susan và Janet Wojcicki hay thiên tài Albert Einstein…
Kết quả cho thấy, phương pháp mà cha mẹ của những người thành công áp dụng từ giai đoạn đầu đời cho thấy những điểm tương đồng đáng kể mặc dù họ có xuất thân cũng như có cuộc sống rất khác nhau. Công thức bao gồm 8 điều sau đây:
1. Cha mẹ là “người đồng hành”
GS. Ferguson coi đây là vai trò quan trọng nhất trong 8 vị trí. Những đứa trẻ xuất sắc thường biết chữ ở trường mẫu giáo. Do đó, cha mẹ nên đóng vai người đi kèm trước khi con bước vào cổng trường và khơi dậy hứng thú học tập của con.
Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ phản ứng với sự khuyến khích của cha mẹ, sự đồng hành là chìa khóa để kích thích trẻ quan tâm đến việc học và phát triển thói quen học tập trước tuổi đi học.
2. Cha mẹ là “Kỹ sư”
Cha mẹ “kỹ sư” sẽ xuất hiện giúp đỡ bất cứ khi nào con cần, tuy nhiên không can thiệp quá sâu vào cuộc sống và kiểm soát sự lựa chọn của con như cha mẹ “trực thăng”.
Hãy cho trẻ không gian xã hội độc lập để con có thời gian và không gian để hiểu bản thân và tìm ra sở thích thực sự của chúng. Như vậy, sự có mặt của cha mẹ khi cần thiết sẽ khiến con trân trọng hơn.
3. Cha mẹ là “Thợ sửa chữa”
Quan tâm đến những điều mà trẻ nhận được từ nhà trường là điều cần thiết để cha mẹ có những động thái kịp thời can thiệp giúp con. Cha mẹ chính là những “người sửa chữa” để đảm bảo rằng con mình sẽ không bị bỏ lỡ những cơ hội lớn trong đời, ngay cả khi thiếu nguồn lực.
Các bậc cha mẹ có thể sống trong cảnh vất vả, nhưng nếu họ thấy một cơ hội được đánh giá là cần thiết cho sự thành công của con cái trong trường học hoặc trong cuộc sống, họ sẵn sàng đánh đổi nhiều điều để con mình có được nó.
4. Cha mẹ là “Người tiết lộ”
Kể cả khi trẻ lớn lên trong cảnh nghèo khó, chúng vẫn được mở mang tầm mắt thông qua những lần khám phá thế giới xung quanh. Dù là chơi ngoài công viên, đường phố, trung tâm thương mại hay viện bảo tàng... trẻ em vẫn có thể học được nhiều điều bổ ích và lý thú.
5. Cha mẹ là “Người đàm phán”
Những người có kỹ năng đàm phán sẽ biết cách nuôi dưỡng và khuyến khích sự độc lập của con mình và biết cách can thiệp khi cần.
Các nhà nghiên cứu trích lời của bà Pauline - mẹ của Albert Einstein rằng: “Một khi họ đã đưa ra lựa chọn thì sẽ phải gắn bó với nó trong 1 khoảng thời gian nhất định và đây là quy tắc bất di bất dịch. Đứa trẻ không được phép làm trái với thỏa thuận”.
Năm 1884, khi Eistein mới 5 tuổi, cậu đã ném chiếc ghế vào thầy dạy violin. Nhưng thay vì mắng mỏ con hoặc bắt con bỏ học violin, thì mẹ của Eistein đã quyết định thuê 1 gia sư mới. Bà phát hiện ra, con trai mình thường gặp khó khăn trong việc tập trung và vì bản thân bà cũng là 1 nghệ sĩ chơi piano nên bà hiểu rõ việc học 1 loại nhạc cụ rất có ích trong việc giúp đứa trẻ học được sự kỷ luật và tập trung. Gia sư mới tỏ ra khá hiệu quả và sự tập trung của Einstein đã được cải thiện. Eistein đã chơi violin rất giỏi, và cuối cùng, nó đã trở thành đam mê suốt đời của ông.
6. Cha mẹ là “Người khai phá”
Cha mẹ biết khai phá sẽ biết cách giới thiệu những ý tưởng và khả năng mới cho các con của mình. Họ biết cách khuyến khích con trẻ kiên định trong việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề, và khi làm như vậy, bản thân đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng để trở nên biết cách tò mò, biết cách tuân theo kỷ luật cũng như tự lực cánh sinh.
Einstein từng ghét việc đến trường, nhưng bố mẹ của ông biết rằng lý do không phải là vì Einstein có khiếm khuyết về mặt học tập, đơn giản là vì cậu bé không học được nhiều điều ở trường. Giải pháp của họ là tạo ra một môi trường học tập đầy hấp dẫn và thú vị ở nhà, nơi họ cung cấp cho con trai mình những quyển sách và các món đồ chơi bổ trợ cho những điều mà cậu quan tâm.
Khi Einstein lớn hơn, sự tò mò trong ông đã được kích thích bởi những bữa trưa tại nhà vào ngày Thứ Năm, khi bố mẹ cho phép ông ngồi cùng bàn với các thành viên trong gia đình và những người bạn làm khoa học của họ. Những buổi thảo luận vào giờ ăn trưa này cho phép Einstein tương tác với những người lớn, những người đưa ra cho ông các ý tưởng và khái niệm mới trong toán học, khoa học và công nghệ.
Ferguson cho biết, có 1 thanh niên trẻ là gia sư dạy toán cho Einstein. Và đến năm Eistein được khoảng 12, 13 tuổi thì người gia sư này đã thừa nhận anh ta khó mà theo kịp được học trò của mình, vì các kỹ năng của Einstein khi đó đã vượt xa người gia sư.
7. Cha mẹ là “Người mẫu”
Cha mẹ là tấm gương để con noi theo, đưa những giá trị mà họ cho là đúng vào não của con cái thông qua các giới luật và hành động. Những lời nói, việc làm và hành động của cha mẹ sẽ cho con cái biết điều gì là đúng, quan trọng và có ý nghĩa. Trẻ sẽ tiếp tục bắt chước những thói quen này khi lớn lên và cuối cùng hình thành giá trị của bản thân.
8. Cha mẹ là “Triết gia”
Cha mẹ “triết gia” có thể giúp trẻ tìm ra mục tiêu và giá trị để phấn đấu. Do vậy, hãy cố gắng hết sức để trả lời những câu hỏi sâu sắc của con cái về cuộc sống và đừng đánh giá thấp khả năng hiểu ý nghĩa cuộc sống của con cái.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, nguyên nhân trẻ càng lớn càng xa cách bố mẹ chủ yếu đến từ việc giữa phụ huynh và con cái không có sự giao tiếp thường xuyên. Trẻ muốn nói ra suy nghĩ của mình nhưng cha mẹ lại không quan tâm hoặc gạt đi, dần dần sẽ khiến chúng xa cách, không muốn chia sẻ.
- 9 quy tắc nuôi dạy con thành tài của cựu Tổng thống Mỹ
- Cha mẹ nên áp dụng những nguyên tắc sau để dạy con thành tài
- Học cách tỷ phú dạy con thành tài
- Người xưa khuyên răn điều gì khi chọn bạn đời?
- Nhận biết dễ dàng thực phẩm kém chất lượng bằng những mẹo sau
- Phòng tránh cảm lạnh, viêm phổi cho trẻ thế nào trong mùa đông?
- Mẹo hay giúp bạn làm sạch vết bẩn trên thảm trải sàn
- Con đầu hay con thứ trong một gia đình sẽ thông minh hơn?
- Cách hầm thịt bò nhanh mềm không cần nồi áp suất