Lưu sổ 7 cách chế biến món chay cho bé giàu dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện
Khi chế biến món chay cho bé, cần quan tâm đến hương vị và hình thức sao cho hấp dẫn. Đồng thời, phải cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Trẻ có nên ăn chay hay không?
Trẻ em ăn chay có tốt không?
Ăn chay mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bé như hạn chế béo phì, thúc đẩy tiêu hóa, thanh lọc cơ thể…
Ngăn ngừa trẻ bị táo bón
Thực đơn ăn chay thường chứa nhiều rau, củ, quả đặc biệt giàu vitamin và chất xơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Từ đó, trẻ có thể hạn chế và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Giảm chất béo, cholesterol
Hầu hết các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đều không chứa chất béo bão hòa và cholesterol nên không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trẻ hấp thu dinh dưỡng từ rau, củ, quả nhiều sẽ hạn chế tình trạng tích mỡ gây thừa cân, béo phì.
Bổ sung nhiều vitamin
Theo nghiên cứu, thực đơn ăn chay giúp trẻ bổ sung lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiamin - vitamin B1, acid folic, vitamin C, vitamin E và carotene hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Ngăn ngừa các chứng bệnh thường gặp
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc phải những bệnh liên quan đến béo phì, tăng huyết áp… Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều món chay sẽ giúp trẻ hạn chế mắc phải những chứng bệnh nguy hiểm này.
Trẻ bao nhiêu tháng tuổi có thể ăn chay được?
Hiện tại, chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ định chính xác về việc trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể ăn chay được. Tuy vậy, các bác sĩ cho rằng, ngoại trừ những bé sinh ra đã được mẹ cho áp dụng chế độ ăn chay thì các bé khác chỉ nên thử ăn dặm chay từ thời điểm đủ 6 tháng tuổi.
Những nhóm chất cần có trong chế độ ăn chay dinh dưỡng cho trẻ
Nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ sẽ dễ bị thiếu chất dẫn đến chậm phát triển. Do đó, thực đơn ăn chay của trẻ cần sự đa dạng cao về thực phẩm cũng như cách chế biến phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Có 5 nhóm dưỡng chất cần thiết mà người ăn chay cần bổ sung đủ cho cơ thể bao gồm: nhóm thực phẩm chứa protein; nhóm thực phẩm giàu canxi; nhóm thực phẩm bổ sung sắt; nhóm thực phẩm bổ sung kẽm và nhóm thực phẩm tinh bột. Trong đó, có 3 nhóm dưỡng chất cần đặc biệt bổ sung dồi dào để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ:
Chất sắt
Sắt là vi chất thường có trong thịt động vật nên khi ăn dặm chay, trẻ rất dễ gặp tình trạng thiếu sắt. Do vậy, phụ huynh cần chú trọng bổ sung nhóm chất này thông qua các thực phẩm như:
- Các loại đậu: Đậu gà, đậu lăng, đậu Hà Lan…
- Rau xanh đậm: Cải xoăn, cải xoong, cải bó xôi, rau chân vịt…
- Ngũ cốc, các loại hạt...
Việc bổ sung đủ chất sắt sẽ tăng cường máu, giúp việc vận chuyển oxy tới các tế bào ổn định, đồng thời cải thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ.
Protein
Protein đóng vai trò quan trọng để phát triển tế bào và các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, nhóm chất này giúp trẻ tăng cường thể chất và cơ bắp nên cần được đáp ứng đầy đủ mỗi ngày.
Một số thực phẩm giàu protein mẹ nên cung cấp cho bé gồm:
- Các loại hạt, ngũ cốc
- Trứng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Các loại đậu
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu để nuôi dưỡng hệ thống thần kinh khỏe mạnh, hỗ trợ trẻ giải phóng năng lượng hiệu quả từ các loại thức ăn.
Trẻ có thể được bổ sung hàm lượng vitamin B12 thông qua:
- Trứng
- Ngũ cốc và các loại hạt
- Sữa chua
- Rong biển
- Nấm hương, củ dền...
Nấu món chay cho bé với 7 món ngon, giàu dinh dưỡng
Cùng tham khảo các gợi ý chế biến món chay thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ngay dưới đây!
Chế biến món chay cho bé: Trứng bác
Nguyên liệu
-
2 quả trứng gà
-
1 quả cà chua
-
Hành lá
-
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Cà chua rửa sạch, khứa vỏ thành 4 - 6 múi rồi chần qua nước sôi cho dễ tách vỏ.
-
Bổ cà chua thành 2 phần, bỏ hạt, thái hạt lựu và nêm thêm một ít gia vị.
-
Đập trứng ra bát, khuấy đều.
- Bước 2: Làm trứng bác
-
Phi nóng dầu, xào cà chua chín mềm
-
Cho thêm trứng vào và đảo đều tay
-
Khi hỗn hợp trứng và cà chua dần săn lại, thêm hành lá vào rồi tắt bếp là hoàn thành.
Bánh yến mạch nướng
Nguyên liệu
-
150g bột yến mạch
-
1/4 thìa cà phê muối
-
15g bơ thực vật
-
80ml nước ấm
-
Bột mì
Cách chế biến
- Bước 1: Nhồi bột bánh
-
Trộn đều bơ, yến mạch và muối. Nhào đến khi hỗn hợp đều và mịn.
-
Thêm một ít nước vào và tiếp tục nhồi bột thêm 5 phút.
- Bước 2: Tạo hình cho bánh
-
Rắc một ít bột mì khô lên bề mặt phẳng để cán bột
-
Bột yến mạch cán thành từng miếng dẹt rồi dùng tay nặn hoặc sử dụng khuôn để tạo hình cho bánh.
- Bước 3: Nướng bánh
-
Làm nóng lò nướng ở nhiệt 180 độ.
-
Phết bơ đều lên khay nướng rồi cho bánh lên và nướng trong khoảng 15 phút.
-
Mở lò, tiến hành lật bánh và nướng thêm 5 phút nữa là hoàn thành.
Salad cá ngừ chay
Nguyên liệu
-
1 bát nhỏ đậu Hà Lan
-
Cần tây, hành tây
-
Mù tạt Dịjon và Mayonnaise chay
-
Gia vị thông dụng
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Đậu Hà Lan cho vào nồi hấp chín, nghiền mịn
-
Cần tây và hành tây làm sạch, cắt nhỏ
- Bước 2: Trộn salad
-
Cho tất cả thành phần vào một chiếc bát lớn rồi trộn đều, trừ sốt mayonnaise và đậu Hà Lan.
-
Tiếp đến, thêm sốt mayonnaise và đậu Hà Lan vào đảo đều đến khi món ăn đạt độ ẩm như mong muốn.
Bánh rau củ chiên giòn
Nguyên liệu
-
Cà rốt: 1 củ
-
Khoai môn: 1 củ
-
Khoai tây: 2 củ
-
Khoai lang: 2 củ
-
Bột chiên giòn
-
Trứng gà
-
Hành lá
-
Gia vị thông dụng
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Các loại củ rửa sạch, cạo vỏ, bào sợi nhỏ, trộn đều.
-
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bước 2: Pha bột
-
Cho bột chiên giòn, trứng gà, hành lá, ít gia vị và nước vào tô khuấy đều rồi để bột nghỉ trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chiên rau củ
-
Đun nóng dầu, nhúng phần rau củ vào bột rồi cho vào chiên vàng.
-
Gắp bánh ra, để ráo dầu là có thể thưởng thức.
Cơm chiên kiểu Nhật
Nguyên liệu
-
Gạo lứt
-
Hạnh nhân
-
Cà rốt
-
Đậu phụ
-
Bông cải xanh
-
Giấm
-
Nước tương
-
Nước lọc
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Gạo lứt vo sạch và nấu chín.
-
Cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu.
-
Bông cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Đậu phụ cắt miếng nhỏ vừa ăn
- Bước 2: Rán đậu và xào rau củ
-
Đun nóng dầu, cho đậu phụ vào rán vàng đều 2 mặt.
-
Bông cải xanh và cà rốt cho vào xào chín sơ.
- Bước 3: Chiên cơm
- Cho cơm gạo lứt, cà rốt, bông cải xanh, đậu phụ cùng một ít giấm và nước tương vào chảo rồi đảo đều đến khi chín đều gia vị.
- Cho cơm ra đĩa, thêm hạnh nhân trang trí là hoàn thành việc chế biến món chay cho bé đầy dinh dưỡng.
Bột sữa bí đỏ
Nguyên liệu
-
Sữa bột
-
Bí đỏ
-
Bột gạo lứt
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ, xay nhuyễn cùng 1/2 chén nước.
-
Thêm bột gạo lứt vào máy và tiếp tục xay đều hỗn hợp.
- Bước 2: Nấu bột sữa
-
Đun hỗn hợp bí đỏ và gạo lứt trên lửa nhỏ cho chín rồi thêm sữa bột vào, trộn đều là hoàn thành.
Bánh chuối khoai lang tím
Nguyên liệu
-
2 củ khoai lang vừa
-
1 quả chuối
-
50g bột mì
-
Dầu ăn dành cho bé
Cách chế biến
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp/luộc chín rồi nghiền mịn.
-
Chuối bóc vỏ, cắt nhỏ và xay mịn.
- Bước 2: Trộn bánh
-
Cho khoai lang, chuối, bột mì và một ít nước vào tô rồi trộn đều cho mịn.
- Bước 3: Rán bánh
- Làm nóng dầu trên chảo rồi múc từng thìa bột vào rán chín vàng 2 mặt là hoàn thành.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn chay đảm bảo sự phát triển toàn diện
Không nên cho trẻ ăn chay trường
Trong trường hợp không vì tôn giáo, tín ngưỡng thì mẹ không nên cho bé ăn chay trường. Điều này dễ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, cản trở quá trình phát triển toàn diện.
Nên chọn chế độ ăn chay có trứng, sữa
Nên lựa chọn chế độ ăn chay có trứng, sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ trứng, sữa để đảm bảo cung cấp đủ acid amin, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ.
Thay đổi thực đơn phong phú cho trẻ
Khi chế biến món chay cho bé, hãy đảm bảo rằng nguồn thực phẩm nạp vào là đa dạng dưỡng chất, bổ sung đủ protein, vitamin, sắt và các chất khoáng thiết yếu. Phối hợp các nguồn dưỡng chất từ thực vật đa dạng: rau đậu và các loại hạt, ngũ cốc, củ, quả…
Cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ
Trẻ ăn chay cần được tham gia đánh giá tình trạng sức khỏe để kịp thời can thiệp, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và lâu dài.
- Gợi ý thực đơn món chay cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết, đẩy lùi bệnh tật
- Thực đơn các món chay giúp tăng cân lành mạnh mà không tích mỡ, lưu ngay để áp dụng
- Bật mí những món chay tốt cho bà bầu, đảm bảo mẹ khỏe, con phát triển tốt