3 thực phẩm mọc mầm được ví như 'vàng', bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đừng dại vứt đi
Có không ít loại thực phẩm mọc mầm không những không hại cho sức khỏe mà giá trị dinh dưỡng cao gấp nhiều lần.
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, dưới đây là 3 thực phẩm mọc mầm rất tốt cho sức khỏe, bạn không nên bỏ qua.
Tỏi
Tỏi mọc mầm không nên ăn là quan niệm của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mầm tỏi rất an toàn và giàu chất dinh dưỡng, cao gấp nhiều lần với tỏi thông thường và đặc biệt còn không chứa độc tố.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cao vượt trội biến chúng trở thành nguồn dinh dưỡng quý báu, đặc biệt vào ngày thứ 5 sau khi mầm nảy. Việc dùng tỏi mọc mầm trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.
Không chỉ mang đến hương vị đậm đà mà mầm tỏi, ngồng tỏi còn được biết đến là một loại gia vị có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hữu ích chẳng kém so với củ tỏi. Bên cạnh đó, ngoài chất chống oxy hóa, chúng còn chứa lượng chất xơ, vitamin A, vitamin C, và carotene. Đối với mầm tỏi, bạn nên kiểm tra xem tỏi có giữ nguyên màu sắc và có dấu hiệu bị mốc hay không là có thể yên tâm chế biến, thưởng thức.
Gạo lứt
Gạo lứt cũng là một trong những loại thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khỏe. Khi gạo lứt nảy mầm sẽ kích hoạt một lượng enzyme lớn, bao gồm các loại enzyme thuỷ phân như amylase, hemixenluaza, protease, và oxidoreductase. Nhờ đó, năng lượng và giá trị dinh dưỡng của gạo lứt sẽ tăng lên nhiều.
Các đại phân tử trong gạo lứt sau khi mọc mầm sẽ trở thành phân tử nhỏ hơn, các chất dinh dưỡng cũng chuyển hóa tồn tại ở dạng tiêu hóa dễ hơn và cũng dễ dàng hấp thụ hơn.
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mầm gạo lứt cung cấp lượng lớn vitamin A, B, E, niacin và axit pantothenic. Ngoài ra, trọng thực phẩm này còn chứa các khoáng chất canxi, magiê thường tồn tại ở dạng khó hấp thụ. Thế nhưng, khi gạo lứt nảy mầm, phytase được kích hoạt, phá hủy axit phytic, từ đó các khoáng chất được giải phóng. Do đó, việc ăn gạo lứt nảy mầm giúp cơ thể hấp thu đầy đủ khoáng chất này.
Đậu nành, đậu xanh
Đậu nành và đậu xanh là những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng vô cùng quý báu. Đặc biệt là khi chúng mọc mầm trở thành mầm đậu nành hoặc giá đỗ, giá trị dinh dưỡng lại càng tăng nhiều.
Không chỉ giàu chất xơ đậu nành và đậu xanh còn là nguồn axit amin tự do, nguồn protein thực vật đáng chú ý. Đồng thời, thực phẩm này khi mọc mầm sẽ làm hàm lượng vitamin C và vitamin E tăng lên gấp nhiều lần. Vitamin C có hiệu quả đặc biệt trong việc củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Sau khi mọc mầm, đậu nành còn chứa lượng isoflavon ở mức độ cao rất tốt cho nội tiết tố nữ.
Mầm đậu xanh và đậu nành còn có chứa chất riboflavin có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa quá trình lão hoá tế bào, chống viêm và phòng chống các bệnh về răng miệng như: nhiệt miệng, viêm lợi… Thế nhưng, bạn cũng lưu ý nên hạn chế ăn các loại mầm đậu (giá đỗ) không rễ vì có thể chúng tiềm ẩn các chất có hại cho sức khỏe của mình.