Vì sao bạn luôn thèm ăn đường?
Rất nhiều người trong chúng ta thèm ăn đường và những thực phẩm chứa đường. Vì sao lại như vậy?
5 lý do khiến con người thèm ăn đường
Thiếu các chất dinh dưỡng
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như crom, magie, Vitamin B và axit béo omega 3 có thể khiến cơ thể thèm đường để bù đắp lượng thiếu hụt.
Trong đó, quan trọng nhất là tình trạng thiếu hụt magie. Nhiều nghiên cứu đã liên kết tình trạng thiếu magie với tỷ lệ mắc chứng mất ngủ ngày càng tăng ở người cao tuổi và cho thấy có đến 50% dân số có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng thiếu hụt magie có thể gây ra cảm giác thèm ngọt, đó chính là khoáng chất có vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Vì vậy, khi cảm thấy uể oải và kiệt sức, bạn sẽ thèm những món ăn có đường vì chúng có khả năng cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể. Do đó, chúng ta nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tránh cơn thèm đường ăn không kiểm soát sẽ dẫn đến tăng cân.
Tiêu thụ nhiều carbohydrate, ít chất béo và protein
Khi chúng ta tiêu thụ những bữa ăn có nhiều carbohydrate nhưng ít chất béo và protein, lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn đường. Các thực phẩm chứa carbohydrate bao gồm: khoai lang, khoai tây, bánh mì, củ cải đường, yến mạch, kiểu mạch, chuối, cam…
Nồng độ Cortisol cao
Theo Hindustantimes, nồng độ Cortisol cao có thể dẫn đến cảm giác thèm đường. Các nghiên cứu cũng cho thấy, căng thẳng mãn tính làm tăng đáng kể cảm giác thèm ăn, điều này có tác động mạnh mẽ đến chỉ số khối cơ thể (BMI) khi bạn tiêu thụ đồ ngọt.
Tiêu thụ đường có thể giúp tăng cường dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh thường được gọi là “hormone hạnh phúc” khi mức độ cortisol, được gọi là hormone căng thẳng, tăng lên. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, làm tăng căng thẳng và tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột
Việc mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột cũng là một trong những lý do dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, từ đó làm tăng cảm giác thèm đường. Sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể dẫn đến viêm.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ thường kéo theo cảm giác thèm ăn ngọt, mặn và nhiều tinh bột. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chúng ta có xu hướng lựa chọn thực phẩm kém khi cảm thấy mệt mỏi.
Ăn đường bao nhiêu là đủ?
Ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe. Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nên hạn chế lượng đường ăn vào dưới 10% lượng calo hàng ngày. Nhưng một số chuyên gia cũng như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn thấp hơn tới 6% lượng calo hàng ngày .
Theo đó, trẻ từ 2-8 tuối nên ăn dưới 25g đường/ngày. Phụ nữ ăn khoảng 6 muỗng cà phê hoặc 25g, tương đương với 100 calo. Nam giới ăn khoảng 9 muỗng cà phê hoặc 36g đường, tương đương với 150 calo.
Cũng cần lưu ý, không ăn những thực phẩm chứa đường bổ sung như nược ngọt, nước ép đóng chai, bánh kẹo… Hạn chế ăn một số thực phẩm tưởng là lành mạnh nhưng thực tế lại chứa nhiều đường như mật ong thô, đường mía hữu cơ, mật đường và nước ép trái cây.
- Ngừng ăn đường giúp ích gì cho sức khỏe của bạn?
- 5 thức uống buổi sáng giúp bạn ngăn ngừa tiểu đường
- 5 lầm tưởng về việc tiêu thụ đường