Thứ năm, 09/05/2024, 15:50 (GMT+7)

Làm điều này thường xuyên trong 8 phút chẳng khác nào tự rút ngắn tuổi thọ

Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ quả của việc tức giận thường xuyên. Theo đó, nếu thời gian tức giận của bạn thường xuyên kéo dài hơn 8 phút thì bạn càng có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi tiến sĩ Daichi Shimbo, Khoa tim mạch của Đại học Columbia ở New York. Theo vị tiến sĩ này, khi tức giận, người ta sẽ thường cảm thấy mặt đỏ bừng, nhịp tim tăng cao (tim bắt đầu đập nhanh hơn và đầu cũng có cảm giác như sắp nổ tung)... Nếu tình trạng này thường xuyên kéo dài hơn 8 phút có thể gây nên những tác động nguy hiểm đối với sức khỏe. 

Cũng theo Daichi Shimbo: "Trước đây đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến trạng thái tức giận, lo lắng và buồn bã cũng như các tác động của chúng đến tim mạch". 

Feeling anger? You need to learn to choose not to be angry - The Jerusalem Post

Để chứng minh cho điều này, vị tiến sĩ này đã thực hiện quan sát đối với 280 người khỏe mạnh và phân thành 4 nhóm. Trong quá trình nghiên cứu, mỗi người được yêu cầu nhớ lại các sự kiện gây ra cảm xúc tức giận, buồn bã hoặc lo lắng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng yêu cầu người tham gia liên tục đếm từ 1 đến 100 trong vòng 8 phút để đo lường trạng thái cảm xúc trung bình của mỗi người.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, khả năng giãn nở của các mạch máu ở nhóm người tham gia "tức giận" đã giảm đáng kể so với các nhóm còn lại.

Theo Phòng khám Cleveland, mạch máu có cơ chế điều chỉnh sự co giãn. Sự giãn nở và co lại của mạch máu có thể làm tăng hoặc giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể. Trường hợp lưu lượng máu giảm, một phần của não không nhận đủ oxy và dưỡng chất có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ và các tế bào não đó sẽ chết dần.

Trường hợp thứ hai có thể xảy ra khi giãn nở mạch máu là tình trạng đột quỵ xuất huyết. Hiện tượng này xảy ra khi một mạch máu trong não rò rỉ hoặc vỡ ra, làm tăng áp lực lên các tế bào não và gây tổn thương. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng co thắt tim do lượng máu đến tim bị giảm hoặc tắc nghẽn. 

Scientists 'Bust the Myth' That Venting Helps Reduce Anger

Ngăn chặn tình trạng này, Gia đình & Xã hội đã chỉ ra 6 cách dưới đây để giảm cơn tức giận:

  • Suy nghĩ trước khi nói: Trong những lúc căng thẳng, việc đầu tiên bạn nên làm là kiềm chế và suy nghĩ kỹ trước khi nói ra điều gì, tránh những hành động hoặc lời nói đáng hối hận sau này.
  • Tập thể dục: Việc vận động có thể làm giảm căng thẳng hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy cơn tức giận ngày càng tăng, hãy thử chạy bộ hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác để giải tỏa.
  • Tập thư giãn: Khi cơn giận trỗi dậy, việc thư giãn có thể giúp làm dịu tâm trạng. Trong đó, các bài tập thở sâu, nghe nhạc, viết nhật ký, tập yoga hoặc ngồi thiên là những cách hiệu quả để thư giãn.
  • Khơi gợi tình huống hài hước: Để đối phó với những tình huống gây tức giận và giảm bớt áp lực, bạn nên khơi gợi những tình huống hài hước tránh mỉa mai bởi điều này có thể gây tổn thương người khác và làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
  • Tha thứ: Đừng để sự tức giận và các cảm xúc tiêu cực chi phối cuộc sống của bạn. Hãy học cách tha thứ cho những người đã làm bạn tức giận và tìm cách củng cố mối quan hệ.
  • Tìm sự giúp đỡ: Nếu cơn giận của bạn quá lớn và bạn cảm thấy mất kiểm soát, đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ. Học cách kiểm soát cơn tức giận có thể là một thách thức và việc tìm kiếm sự hỗ trợ có thể giúp bạn vượt qua được những khó khăn đó.
Cùng chuyên mục