Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 20/11/2023, 13:15 (GMT+7)

Thực đơn cho trẻ mầm non bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ mầm non như thế nào để trẻ có đủ chất dinh dưỡng? Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho bạn thực đơn đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng giúp bé lớn khôn. 

Thực đơn cho trẻ mầm non từ các chuyên gia

Việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng ở Việt Nam, khi tạo một thực đơn cho trẻ mầm non, cần phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn, giúp bé có được đầy đủ chất, giúp bé có sức khỏe tốt. Những hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn của trẻ bao gồm: Chất béo, tinh bột, vitamin, chất đạm và muối khoáng ở tỷ lệ cân đối cho mỗi phần ăn. 

Cách tính thực đơn theo chuyên gia cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi trong một ngày thì cần có đầy đủ các chất sau đây: Đường (nhỏ hơn 3 đơn vị), muối (nhỏ hơn 3g), dầu mỡ (5 đơn vị), sữa (4 đơn vị), thịt, thủy sản, trứng, đậu, đỗ (chất đạm) (3,5 đơn vị), rau + hoa quả (2 đơn vị), ngũ cốc (5-6 đơn vị), nước (1.3 lít).

thuc-don-cho-tre-mam-non-1
Thực đơn cho trẻ mầm non từ các chuyên gia

Mỗi bữa ăn cho trẻ mầm non cần phải có định lượng calo nhất định và tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Cơ thể phải đáp ứng đủ 1200 đến 1400 calo/ ngày đối với các bé từ 1-3 tuổi, và 1500-1750 calo/ ngày đối với các bé từ 4-6 tuổi.

Các thành phần dưỡng chất cần có trong thực đơn cho trẻ mầm non

Để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, các cô cần có cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non linh hoạt để đỡ gây ngán cho các bé. Vì vậy, việc đổi thực đơn thường xuyên là cần thiết nhưng vẫn phải đảm phải đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. 

thuc-don-cho-tre-mam-non-2
Các thành phần dưỡng chất cần có trong thực đơn cho trẻ mầm non

Chất sắt

Sắt là thành phần vô cùng quan trọng trong thực đơn cho trẻ mầm non, vì nó có tác dụng bổ máu, theo chuyên gia mỗi bé nên được cung cấp từ 6-7 mg sắt mỗi ngày. Sắt thường có nhiều trong nội tạng động vật như tim, gan, cật… tuy nhiên bạn cần phải qua chế biến thật kỹ lưỡng, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vitamin

Trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 là giai đoạn cần thiết bổ sung các loại vitamin để phát triển toàn diện ở trẻ, nhất là vitamin A và C. Các bạn có thể cho trẻ bổ sung những loại vitamin này bằng các thực phẩm như: trứng, gan,… còn trong rau củ, quả cung cấp nhiều vitamin giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Để đảm bảo vitamin được cung cấp đầy đủ cho trẻ thì bạn nên tập cho các con ăn rau thường xuyên và uống nước ép trái cây kèm theo các bữa ăn chính để đảm bảo lượng vitamin được bổ sung một cách tốt nhất.

Protein

Protein là một trong những chất giúp trí não, cơ thể của bé được phát triển tốt nhất, các bạn có thể bổ sung chất này cho trẻ bằng việc cho bé ăn vừng, lạc, thịt, cá,…

Bên cạnh protein thì Lipid và Glucid cũng giúp cung cấp những năng lượng cần thiết cho trẻ, là thành phần quan trọng không kém giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, tạo chất đề kháng tốt, giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện về mọi mặt.

thuc-don-cho-tre-mam-non-3
Bổ sung protein cho trẻ mầm non

Chất đạm

Chất đạm là một chất dinh dưỡng tốt nhất cho não bộ. Cho trẻ ăn các thức ăn như: tôm, thịt, cá, sữa, trứng,… sẽ bổ sung cho cơ thể hàm lượng đạm đầy đủ nhất. Hơn nữa, thịt động vật còn cung cấp thêm một số chất khác như: kẽm, vitamin A,… giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Chất béo

Chất béo sẽ làm trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn trong quá trình xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non. Trong các loại mỡ động vật thường có một số axit béo không no như: axit lioleme, axit linoleic, axit arachidonic, những chất này rất cần cho sự phát triển cho các bé, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 

Chất khoáng

Trong mỗi khẩu phần ăn cho trẻ mầm non bạn cần bổ sung chất khoáng cần thiết cho quá trình tạo máu, răng, xương. Vì vậy, mỗi trẻ đều cần khoảng từ 400-500 mg canxi cho một ngày, bằng việc bổ sung sữa, tôm, cua,…

Ngoài ra, chúng ta cần cân bằng hàm lượng canxi và photpho theo đúng tỷ lệ, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể. Bởi việc chuyển hóa hai chất này giúp điều hòa vitamin D trong cơ thể, đặc biệt các bạn nên cho trẻ nắng để bổ sung nhiều vitamin D hơn, giúp chắc khỏe xương.

Thực đơn cho trẻ mầm non theo mùa

Vào mỗi mùa, thì bạn nên xây dựng các món ăn khác nhau thành một thực đơn sao cho phù hợp với trẻ. Ví dụ chúng ta sẽ tìm hiểu về mùa hè, đây là mùa có thời tiết khá nóng nực, nên hãy cho bé ăn những món ăn nước, thanh mát là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn những món phù hợp với khẩu vị của bé, không nên ép bé ăn món bé không thích.

thuc-don-cho-tre-mam-non-4
Thực đơn cho trẻ mầm non theo mùa

Thứ 2: Bữa chính bao gồm: Tôm, thịt sốt dầu hào, canh chua đậu thịt; Bữa phụ: Cháo bí đỏ thịt bò, chuối, bánh dinh dưỡng. 

Thứ 3: Bữa chính bao gồm: Trứng xào thịt nấm hương, canh tôm rau dền; Bữa phụ: Nước cam hoặc sữa, mì đa thịt bò. 

Thứ 4: Bữa chính bao gồm: Cá sốt cà chua, canh rau ngót nấu thịt; Bữa phụ: Sữa đậu nành, chè đỗ hạt sen. 

Thứ 5: Bữa chính bao gồm: Đậu thịt sốt cà chua, canh ngao nấu rau cải hoặc dứa; Bữa phụ: Nước cam hoặc sữa hạt, bánh bao.

Thứ 6: Bữa chính bao gồm: Thịt sốt vang rau củ, canh cua rau dền; Bữa phụ: Sữa đậu nành hoặc dưa hấu, bún riêu cua. 

Gợi ý thực đơn cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi

Dưới đây, Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho các bạn thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi. 

Thực đơn cho trẻ mầm non dưới 2 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non dưới 2 tuổi cần coi trọng 6 nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm sữa, ngũ cốc, thịt, rau, quả, đường với chất béo. Vì vậy các bạn cần tuân thủ các thực đơn sau: 

  • Nước uống, sữa và sản phẩm từ sữa: Trẻ cần uống khoảng 5 ly nước (220ml) mỗi ngày, lượng nước này đã bao gồm sữa, nước lọc, nước ép trái cây. Bên cạnh đó, cũng nên cho trẻ ăn 60g phô mai, sữa chua.
  • Ngũ cốc: Trẻ dưới 2 tuổi cần 5 đơn vị ngũ cốc/ngày, các bạn nên ưu tiên các loại ngũ cốc như cơm, mì, bún, bánh mì… bởi chúng giàu tinh bột.
  • Rau củ, quả: Mỗi ngày bé cần được bổ sung 320g rau quả, các bạn nên cho bé sử dụng những rau màu xanh đậm.
  • Chất đạm: Mỗi ngày bé cần 3,5 đơn vị đạm từ động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng…) hoặc thực vật (các loại hạt).
  • Chất béo, đường, muối: Mỗi ngày bé nên dùng 5 đơn vị dầu và dưới 15g đường, 3g muối/ngày. Lưu ý, không nên cho bé ăn quá nhiều hải sản dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 
thuc-don-cho-tre-mam-non-5
Thực đơn cho trẻ mầm non dưới 2 tuổi

Thực đơn cho trẻ mầm non 3 tuổi

Với thực đơn dành cho trẻ mầm non 3 tuổi, các bạn có thể tham khảo thực đơn mà chúng tôi cung cấp sau đây:

Bữa chính (trưa):

  • Cá phi-lê kho tộ, canh thịt rau ngót và cơm
  • Thịt bò xào rau củ, canh cua rau dền mồng tơi, cơm
  • Thịt gà xào nấm, canh cá rô nấu cải xanh, cơm
  • Thịt trứng xào cà chua, canh thịt xà lách, cơm
  • Thịt đậu phụ sốt cà chua, canh tôm bí xanh, cơm

Bữa phụ (Sáng, chiều):

  • Bún mọc
  • Phở bò
  • Cháo sườn ngô 
  • Cháo cá hồi rau ngót
  • Cháo tôm thịt rau cải
  • Bánh mì
  • Bánh bao
  • Sữa, nước cam 
thuc-don-cho-tre-mam-non-6
Thực đơn cho trẻ mầm non 3 tuổi

Thực đơn cho trẻ mầm non 4 - 5 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi chuẩn phải cung cấp đủ năng lượng 1.000 - 1.500 calo/ngày để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ:

  • Nước, các loại thức uống: Mỗi ngày trẻ nên được cung cấp khoảng 1000ml đến 1200ml gồm sữa, nước lọc, nước trái cây. Hãy cho trẻ dùng sữa ít béo, chứa hàm lượng Calci giúp xương phát triển. Nên cho trẻ hạn chế uống đồ uống có ga, nước ngọt…
  • Nhóm tinh bột: Nên sử dụng gạo, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nhóm thịt cung cấp Protein: Như thịt bò, lợn, gà, cá, trứng, sữa, các loại hạt...
thuc-don-cho-tre-mam-non-7
Thực đơn cho trẻ mầm non 4 - 5 tuổi

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn thực đơn cho trẻ mầm non giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Hy vọng những kiến thức trong chuyên mục làm cha mẹ này giúp ích được cho các bạn. 

Cùng chuyên mục