Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 06/07/2023, 18:00 (GMT+7)

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, mẹ bầu cần biết những điều gì?

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là mối bận tâm chung của không ít mẹ bầu. Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, một vài cơ quan của bé đã hình thành và phát triển đầy đủ. Vậy ở thời điểm này bé nặng bao nhiêu cần và có những thay đổi như thế nào? Tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để được giải đáp nhé!

Thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu? Theo đó, bước vào tuần thứ 22, trọng lượng của thai nhi dao động từ 360 - 500 gram và chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 27-30cm, tương đương với kích thước của một quả đu đủ nhỏ. 

Ngoài em bé 22 tuần nặng bao nhiêu thì để biết thêm nhiều thông tin khác như thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân? Sự phát triển của thai ở giai đoạn này như thế nào…hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!

thai-22-tuan-nang-bao-nhieu
22 tuần thai nhi nặng bao nhiêu?

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần

Bên cạnh thai 22 tuần nặng bao nhiêu thì những thay đổi của cơ thể bé trong giai đoạn này cũng là băn khoăn được nhiều mẹ quan tâm.

Bước vào tuần thai thứ 22 cơ thể bé đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Da bé được phủ bởi một lớp lông tơ giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Đặc biệt, bạn sẽ thấy phần da bé vẫn còn nhiều nếp nhăn và chưa được căng phồng do bé chưa tăng cân nhiều.

Lông mi và mày của bé đang hoàn thiện. Về phần mắt đã có hình dáng nhưng chưa có sắc tố. Giai đoạn này các đốt sống đã có sự liên kết với nhau để tạo thành cột sống bảo vệ tủy sống. Lá lách và mạch máu ở phổi đang dần phát triển để giúp bé thở dễ dàng hơn.

Từ tuần 22, thai nhi có các cử động rõ ràng do dây thần kinh liên kết với nhau thành một khối hoàn chỉnh. Bé có thể uốn mình, đạp và mẹ cảm nhận được những chuyển động này dưới lớp da bụng.

Ngoài số cân nặng thai nhi 22 tuần tăng lên rõ rệt thì ở giai đoạn này các giác quan của bé cũng đã phát triển đầy đủ. Bé còn có khả năng cảm nhận sự di chuyển của mẹ, nhạy cảm với âm thanh bên ngoài như: giọng nói của mẹ, âm nhạc và tiếng từ thiết bị tivi... Đây là thời điểm tuyệt vời để mẹ trò chuyện với bé, đọc truyện hoặc cho bé nghe nhạc.

thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-1
Ở tuần thứ 22 cơ thể bé đã có nhiều sự thay đổi

Sự thay đổi của cơ thể mẹ mang thai 22 tuần

Trong 9 tháng thai kỳ thì giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Thời điểm này mẹ đã vượt qua những khó khăn ban đầu như cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, mẹ bầu đã thích nghi tốt hơn với việc mang thai. Mẹ cũng chưa gặp phải những khó khăn quá lớn như giai đoạn cuối của thai kỳ.

Mỗi mẹ sẽ có sự khác biệt về kích thước bụng trong cùng tuần thai. Điều này khá bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng. Tốc độ phát triển thai nhi của mỗi người cũng khác nhau, chỉ cần đảm bảo thai nhi vẫn khỏe mạnh và phát triển ổn định là đủ.

Một hiện tượng thường gặp là phù nề chân tay có thể xuất hiện. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi lên phần dưới của cơ thể mẹ. Từ đó làm chậm quá trình lưu thông máu và gây ra sự tích nước trong cơ thể. 

Mẹ bầu cần chú ý đến tư thế ngủ, nên nằm nghiêng về bên trái và khi ngồi hãy kê cao chân, cũng như tránh ngồi hoặc đứng ở cùng một tư thế quá lâu. Nếu tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, mẹ nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của hiện tượng tiền sản giật gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-2
Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai thứ 22

Mẹ mang thai 22 tuần nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Khi mang thai ở tuần thứ 22, mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Việc có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và đa dạng rất quan trọng để tránh cảm giác chán ăn.

Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý cho mẹ bầu ở tuần thứ 22:

  • Thịt nạc và trứng: Thịt nạc và trứng cung cấp sắt và protein, giúp mang lại năng lượng cho mẹ bầu. Protein là thành phần quan trọng để xây dựng, phát triển cơ bắp và da. Mẹ cần bổ sung đủ protein để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Khoai lang: Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ bầu. Chất xơ trong khoai lang hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ. Ngoài ra, khoai lang cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu có thể gặp phải.
  • Rau lá xanh: Các loại rau lá màu xanh đậm cung cấp sắt và chất xơ cho mẹ bầu. Chúng hỗ trợ hệ tiêu hóa, cung cấp axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và hình thành mô não của thai nhi.
thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-3
Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại rau lá xanh
  • Quả bơ: Quả bơ là nguồn cung cấp axit folic, chất béo lành mạnh và các khoáng chất quan trọng khác cho mẹ bầu. Tuy nhiên, để kiểm soát cân nặng mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng ½ đến 1 quả bơ mỗi ngày.
  • Cá hồi: Cá hồi giàu omega-3 là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Cá hồi là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu.
  • Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân và macca: Các loại hạt này giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung vitamin C: Mẹ bầu cần tăng cường việc bổ sung vitamin C để giảm nguy cơ chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các vi rút và vi khuẩn có hại từ môi trường. Nguồn vitamin C phong phú có trong trái cây và rau xanh. Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng ở tuần thai thứ 22 như: cà chua, dâu tây, cam, cà rốt, rau diếp, quả mâm xôi, việt quất... Nước ép việt quất cũng là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-4
Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn cho mẹ bầu
  • Uống đủ nước lọc: Nước đóng vai trò quan trọng trong máu và duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng. Mẹ bầu cần uống đủ nước để duy trì cân bằng chất lỏng. Màu sắc của nước tiểu có thể cho biết mức độ đủ nước trong cơ thể. Nước tiểu đậm màu có nghĩa là cơ thể cần nhiều nước hơn. Ngược lại, nước tiểu có màu nhạt là dấu hiệu cơ thể đã đủ nước. Mẹ bầu cần uống khoảng 3 lít nước lọc mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
  • Tránh nước có ga và chất kích thích: Cafein là một chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung và dạ dày. Mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ các loại nước có caffein. Trong chế độ dinh dưỡng ở tuần thứ 22, mẹ bầu cần tránh uống rượu, bia, trà, cà phê và nước có ga. Thay vào đó, hãy lựa chọn các thức uống như nước lọc, sữa cho bà bầu và nước ép trái cây là tốt nhất.
thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-5
Tránh sử dụng các thức uống có ga và chất kích thích

Những lưu ý dành cho mẹ mang thai 22 tuần

Bên cạnh thai 22 tuần nặng bao nhiêu mẹ cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề như sau:

Mẹ nên để tóc tự nhiên trong suốt thời gian mang thai. Mặc dù không có bằng chứng khoa học rõ ràng về việc nhuộm tóc có ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên làm điều an toàn vẫn là lựa chọn tốt hơn. Tương tự, nên trì hoãn việc uốn tóc hoặc sử dụng các sản phẩm hóa chất trị liệu cho da đầu, ít nhất cho đến khi con được sinh ra. 

Để cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ hãy giữ một ít nước ép từ quả việt quất trong tủ lạnh. Ngoài hương vị ngon lành, loại nước ép này có tính axit cao cùng khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bên cạnh việc sắm thêm quần áo mới, mẹ hãy mua một vài đôi giày phù hợp với kích thước chân đang dần tăng lên.

thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-6
Mua những đôi giày phù hợp với kích thước chân của mẹ bầu

Các hiện tượng như đầy hơi, ợ nóng, phù nề, táo bón, chóng mặt, chuột rút... trong thời gian này là khó tránh khỏi do thai nhi phát triển và tạo áp lực lên vùng bụng và chi dưới. Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, uống đủ nước, nằm nghiêng về phía bên trái và thực hiện việc mát-xa nhẹ nhàng cho chân vào mỗi tối.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cố gắng vận động trong khả năng của mình. Các hoạt động thích hợp cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn này bao gồm yoga, thiền, đi bộ và đạp xe.

Hãy tăng cường việc trò chuyện với thai nhi hoặc tham gia các lớp học tiền sản và các khóa học làm mẹ để chuẩn bị tâm lý tốt trước khi đón chào con yêu ra đời.

Nên đặt một chiếc ghế gác chân dưới bàn làm việc. Thả lỏng chân sẽ giúp giảm sưng mắt cá chân. Hãy tạo thói quen nâng chân khi có thể để tránh tình trạng tích tụ máu và sưng phù.

Khi mẹ mang thai đến tuần thứ 22, có thể thấy các vệt màu hồng hoặc đỏ trên đồ lót. Tuy nhiên, việc có một số vết máu nhỏ từ tháng thứ 6 trở đi là điều bình thường và không đáng lo ngại. Điều này xuất hiện do cổ tử cung trở nên nhạy cảm khi thực hiện các xét nghiệm nội soi hoặc do quan hệ tình dục…

Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng này để phòng ngừa nếu đó là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn đang diễn ra như chảy máu nhiều hoặc có các đốm máu kèm theo cơn đau và cảm giác khó chịu. Gọi ngay cho bác sĩ để được tiến hành siêu âm nhằm xác định xem có vấn đề gì hay không. 

thai-22-tuan-nang-bao-nhieu-7
Nên thăm khám khi xuất hiện các hiện tượng không bình thường

Đến đây chắc hẳn mẹ đã biết thai 22 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào? Mẹ nên thăm khám thường xuyên trong giai đoạn này nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Chúc hành trình làm cha mẹ của bạn luôn thuận lợi và suôn sẻ nhé!

Cùng chuyên mục