Thứ hai, 29/01/2024, 14:40 (GMT+7)

Tết truyền thống cần mua gì?

Vi Thùy Chi (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Tết trọn vẹn, đủ đầy chỉ khi có sự xuất hiện của những món đồ không thể thiếu.

Đồ cúng 

Tết của người Việt bắt đầu từ 23 tháng Chạp với Tết ông Công ông Táo. Từ độ trung tuần tháng Chạp, mọi người đã rục rịch sắm sửa lễ vật, chuẩn bị cho việc cúng bái gia tiên và các vị thần linh.

vàng mã

Đồ cúng trên ban thờ người Việt bao gồm hương nhang, giấy tiền, vàng mã cùng các món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết như: bánh chưng, bánh tét, gà luộc, giò chả, dưa hành... Ngoài ra, mâm ngũ quả cũng là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ gia tiên.

Với người Việt, chuẩn bị đồ cúng không đơn thuần là thực hiện nghĩa vụ hương khói của con cháu đối với gia tiên mà còn là cách để mỗi nếp nhà lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp tâm linh trong văn hóa ngàn đời.

Các loại bánh truyền thống

Bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh truyền thống của Việt Nam. Trong đó, với các tỉnh miền Bắc, bánh chưng và bánh dày là 2 thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết. Còn ở miền Nam, bánh tét mới là “linh hồn” mỗi dịp xuân sang.

Banh Chung

Ngày nay, nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống gói bánh ngày Tết. Từ khoảng ngày 25, 26 tháng Chạp, mọi người đã bắt đầu chuẩn bị các nguyên liệu để gói bánh. Nếu không tự gói bánh, người dân cũng có thể dễ dàng tìm mua những loại bánh truyền thống này ở chợ, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.

Hoa quả

Ngoài mâm ngũ quả đặt lên bàn gia tiên dịp Tết, người Việt thường tìm mua thêm nhiều loại quả chưng Tết, tiếp khách. Tùy theo từng miền, mâm ngũ quả có sự thay đổi nhất định.

hoa quả Tett

Ở miền Bắc, các loại quả thường được chọn để bày lên mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, hồng, quýt, đào. Còn ở miền Trung, mọi người thường chọn một số loại trái cây như thanh long, chuối, dứa, dưa hấu, mãng cầu, cam, quýt… Trong khi đó, ở miền Nam, mọi người thường cúng các loại trái cây mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Thực phẩm trong dịp Tết

Các chợ thường đóng cửa dịp Tết, vì vậy tìm mua những thực phẩm tươi sống dự trữ cho dịp Tết là cách mà nhiều người Việt lựa chọn.

thực phẩm tươi sống

Trước Tết khoảng một tuần, bạn có thể tìm mua các loại đồ khô như miến, nấm hương, mộc nhĩ vì đây là thực phẩm dễ bảo quản. Riêng đối với các thực phẩm tươi sống như thịt bò, lợn, gà, giò chả, rau xanh… bạn nên mua vào thời điểm cận Tết và bảo quản đúng cách để có thể giữ độ tươi ngon lâu hơn.

Các loại mứt, bánh ngày Tết

Mọi người thường tìm mua các loại mứt dừa, mứt gừng, hạt dưa, kẹo dẻo… đặt trên bàn khách mỗi dịp Tết đến xuân về, trước là để đãi khách đến chơi, sau là để gia đình cùng nhau quây quần thưởng thức.

MỨT TẾT

Tuy nhiên, khi tìm mua các loại loại mứt, bánh, bạn nên lựa chọn những địa điểm uy tín, kiểm tra và mua vừa đủ cho dịp Tết để tránh lãng phí.

Hoa chưng Tết

Ngày Tết chỉ trọn vẹn khi có sự xuất hiện của sắc xuân tươi thắm trong nhà. Ngoài các loại hoa truyền thống như mai, đào, quất, bạn nên mua thêm những loại hoa khác như hoa đồng tiền, hoa cúc, nụ tầm xuân, hoa thủy tiên… để bày lên ban thờ hoặc chưng trang trí.

cành đào chưng Tết

Phong bao lì xì

Lì xì ngày đầu năm là nét văn hóa nhiều đời nay trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Cứ vào sáng mùng 1 Tết, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để dùng cơm, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp và trao phong bao lì xì.

Lì xì Tết

Ông bà, bố mẹ mừng tuổi cho con cháu và con cháu cũng sẽ gửi tặng ông bà, bố mẹ những phong bao lì xì chúc thọ. Vì vậy, đừng quên mua phong bao lì xì xinh xắn để mừng tuổi những người thân yêu trong gia đình dịp đặc biệt này.

Cùng chuyên mục