Thứ hai, 13/01/2025, 07:36 (GMT+7)

Phớt lờ cảnh báo, thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường vẫn tái diễn vi phạm quảng cáo, rao bán rầm rộ trên mạng xã hội

Dù bị Bộ Y tế “tuýt còi”, sản phẩm thực phẩm An Tâm Đường vẫn tiếp tục được quảng cáo, rao bán rầm rộ trên mạng xã hội với hình ảnh long lanh, ngôn từ hấp dẫn như “trị dứt điểm tiểu đường”, có dấu hiệu bất chấp quy định và coi thường pháp luật.

“Muôn hình vạn trạng” quảng cáo “nổ” công dụng

Ngày 17/10/2024, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  “điểm danh” cảnh báo vì quảng cáo vi phạm quy định, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Theo Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian qua, trên trang mạng xã hội Facebook (https://www.facebook.com/p/An-T%C3%A2m-%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng-Gi%E1%BA%A3i-Ph%C3%A1p-Cho-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Ti%E1%BB%83u-%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng-0396168880-61551369221478/) và wesite (https://www.chamsocsuckhoeviet.online/antamduong666?fbclid=IwY2xjawFjYHtleHRuA2FlbQIxMAABHeEZvZHiRwWw6wqixR8ewCMoRx7YLZB9cBLKI084VwWHIo1HfGOtPDN_wg_aem_aHJL0q9OVJUtq74_mdD_wg), quảng cáo sản phẩm thực phẩm An Tâm Đường vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

an-tam-duong1
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, đã làm việc với Công ty CP thương mại Eupharma (địa chỉ tại đường Trường Chinh, khu 4, phường Tân Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là đơn vị công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Tại buổi làm việc, Công ty CP thương mại Eupharma khẳng định, không thực hiện quảng cáo, không uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân nào quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An Tâm Đường trên website và trang Faceboock nêu trên. Đồng thời, đơn vị này cho biết dạng bào chế sản phẩm của Công ty công bố là dạng viên nang cứng không đúng với dạng bào chế sản phẩm đang quảng cáo.

Để đảm bảo quyền lợi sức khỏe cho người tiêu dùng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong lúc các cơ quan chức năng xác minh vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo để người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường vi phạm trên trang mạng xã hội Facebook và website nêu trên.

atd1
Trang Facebook bị Cục An toàn thực phẩm “thổi còi” vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm An Tâm Đường.

Đáng nói, dù đã bị Bộ Y tế cảnh báo, tuy nhiên, hiện nay ghi nhận tại ngày 9/1/2025, trên các trang mạng xã hội, website nêu trên vẫn xuất hiện hàng loạt quảng cáo sản phẩm An Tâm Đường gây hiểu lầm công dụng, ví sản phẩm này như thuốc “trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1-2”, có dấu hiệu bất chấp quy định và coi thường pháp luật.

Cụ thể, địa chỉ trên mạng xã hội Facebook bị Cục An toàn thực phẩm “thổi còi” là fanpage có tên “An Tâm Đường - Giải Pháp Cho Người Tiểu Đường 0396168880”, vẫn đăng tải nhiều bài viết liên quan đến bệnh tiểu đường và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh.

atd5
Nội dung tại fanpage Facebook bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo vẫn đăng tải nhiều bài viết liên quan đến bệnh tiểu đường và quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Tâm Đường gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh.

Đơn cử, nội dung tại trang fanpage này khẳng định: “1 hộp đầu là giảm tiểu đêm, tê bì tay chân. Hết 1 liệu trình là yên tâm đường huyết “đẹp như mơ”, khỏi lo biến chứng tim mạch, mỡ máu, huyết áp. Cam kết với bà con: Đường huyết cao chỉ 10 ngày là hạ. Tiểu đêm, mất ngủ, mệt mỏi cũng chỉ 20 ngày. Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 lâu năm đến mấy cũng chỉ 30 ngày. Ăn ngon ngủ ngon, thanh lọc cơ thể”...

Tương tự, cũng tại wesite: chamsocsuckhoeviet.online đã bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, vẫn xuất hiện hình ảnh của nhiều nghệ sĩ, diễn viên bên cạnh sản phẩm An Tâm Đường. Góc phải phía dưới trang website còn có phần điền thông tin khách hàng với dòng chữ “Liên hệ với MC Quyền Linh”.

5
Tại wesite: chamsocsuckhoeviet.online đã bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, vẫn xuất hiện hình ảnh của nhiều nghệ sĩ, diễn viên bên cạnh sản phẩm An Tâm Đường.

Trong khi đó, tại website: https://www.tieuduongnguoiviet.top/, sản phẩm An Tâm Đường được khẳng định có khả năng: “Đẩy lùi tiểu đường. Trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1-2. Từ biệt thuốc tây chống biến chứng. An Tâm Đường – giải pháp toàn diện đặc trị tiểu đường lâu năm”. Tiếp đó, những lời quảng cáo “có cánh” về hàng loạt công dụng của sản phẩm được cam kết như: “Đưa đường huyết về 5 chấm. Phục hồi chức năng tuyến tụy. Loại bỏ tiểu đêm, tiểu nhiều. Hết tê bì chân tay, mờ mắt. Giảm mỡ máu, huyết áp ổn định”.

1.2
1.5
Tại website: https://www.tieuduongnguoiviet.top/, sản phẩm An Tâm Đường được khẳng định có khả năng: “Đẩy lùi tiểu đường. Trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1-2...".

Đáng chú ý, website này còn sử dụng hình ảnh nghệ sĩ Quyền Linh minh họa với lời chú thích như một bác sĩ: “Quyền Linh kê đơn thăm khám cho các bệnh nhân khi đến nhà thuốc”.

Đặc biệt, một loạt hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng, diễn viên, người tiêu dùng chia sẻ về công dụng và hiệu quả của sản phẩm bằng hình thức đăng tải bài, video: “Nhân vật chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh”, dạng tin nhắn cảm ơn, nhận xét về sản phẩm trước và sau khi dùng lên website khiến nhiều người tin rằng loại thực phẩm chức năng được nói đến có công dụng chữa bệnh.

1.8
1.8
1.12
Hoặc sử dụng hình ảnh nghệ sĩ, phản hồi của khách hàng (chưa được kiểm chứng) để tạo uy tín, thu hút người mua sản phẩm.

Như trường hợp đăng tải quảng cáo chia sẻ của khách hàng như sau: “Tôi trước kia bị tê bì chân tay, tiểu đêm, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, sau khi dùng được 1 liệu trình thấy cơ thể khỏe lên mắt sáng ra ăn ngon ngủ rất tốt và còn tăng cân nữa cảm ơn nhà thuốc rất nhiều”. Hay: “Tôi đã dùng hết 1 liệu trình xong rồi bây giờ đường huyết của tôi là 6.1. Tôi muốn mua thêm một liệu trình cho em trai tôi dùng. Cô tư vấn giúp em tôi qua số: 0964566xxx”…

Ngoài ra, để tạo niềm tin cho khách hàng, trên các trang website nêu trên còn đăng tải một loạt các kết quả khám chữa bệnh, so sánh trước và sau khi sử dụng sản phẩm An Tâm Đường nhưng không được kiểm chứng. Kèm theo đó là lời cam kết nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm: “Đã có tới hơn 962.320 khách hàng sử dụng sản phẩm An Tâm Đường và hài lòng với chúng tôi”.

Bệnh tiểu đường không thể trị dứt điểm, hãy là người tiêu dùng thông minh

Trả lời báo chí, PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn, nguyên Phó Giám đốc, nguyên Chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 khẳng định: “Tiểu đường là căn bệnh mạn tính và hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy những quảng cáo trị dứt điểm tiểu đường là hoàn toàn sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.

Để sống chung hòa bình với bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc. Nên kết hợp Đông - Tây y trong điều trị để nâng cao hiệu quả nhưng cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ càng về nguồn gốc xuất xứ, đơn vị sản xuất, chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn, tránh mắc bẫy quảng cáo của những sản phẩm không rõ nguồn gốc”.

Trong một diễn biến khác, tại tọa đàm “Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức vào cuối tháng 5/2024 tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, thống kê của Hiệp hội cho thấy, có tới 80% các quảng cáo trong lĩnh vực phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gây bức xúc hiện nay trên môi trường internet, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử… là “trá hình” thực phẩm chức năng.

“Có 4 hiện tượng vi phạm đạo đức liên quan đến quảng cáo thực phẩm chức năng: Quảng cáo sai sự thật, lừa gạt, giả mạo; quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm; quảng cáo mơ hồ gây hiểu nhầm; quảng cáo nhắm vào các đối tượng nhạy cảm (người bệnh ung thư, hiểm nghèo).

Thông điệp mà những lời quảng cáo đưa ra như những quả bom dội vào nhận thức công chúng: Cam kết điều trị dứt điểm không hết không lấy tiền; đánh bay tiểu đường type 1 type 2, dứt điểm hoàn toàn huyết áp cao, gia truyền… Không sản phẩm khoa học nào có tác dụng như thế” - PGS.TS Trần Đáng lên tiếng.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm bày tỏ: “Tôi choáng váng về những vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng”.

Theo ông Phong, hiện đã có Luật Quảng cáo, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn về quảng cáo trong lĩnh vực y tế, bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tất cả nội dung quảng cáo đều phải được cơ quan quản lý thẩm định, cấp phép và chỉ quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định.

Ông Phong cũng cho hay: “Bức xúc nhất là quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội, lừa dối người tiêu dùng. Đặc biệt, quảng cáo thực phẩm chức năng thường có quảng cáo gây hiểu lầm có tác dụng điều trị như “trị dứt điểm”, “chữa khỏi bệnh”, “chấm dứt bệnh”… Đây là nội dung không bao giờ được cơ quan quản lý cấp phép thẩm định”.

“Người dùng cần biết, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là không chữa, không có tác dụng điều trị… Nếu quảng cáo như vậy là hành vi gian dối. Nguy hại của quảng cáo gian dối trong y tế như với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Không chỉ là tài chính mà còn là sức khỏe người dùng”, ông Phong nhấn mạnh.

Theo ông Phong, người có bệnh nếu mua sản phẩm quảng cáo gian dối đó sẽ không thể khỏi bệnh, mà nếu mắc bệnh nặng như ung thư sẽ mất thời gian vàng điều trị bệnh.

Cùng chuyên mục