Nước sấu ngâm thơm ngon, giải nhiệt nhưng 4 đối tượng này đừng dại uống kẻo hối hận
Nước sấu ngâm là món đồ uống thơm ngon, thích hợp để giải khát mùa hè. Tuy nhiên, có một số người không nên uống để tránh gây hại sức khỏe.
Nước sấu ngâm có hương vị ngọt thanh, chua nhẹ, là thức uống khoái khẩu của nhiều người trong những ngày hè. Không chỉ vậy, loại nước thơm ngon này còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lợi ích của nước sấu ngâm đối với sức khoẻ
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, quả sấu dù còn xanh hay khi đã chín cũng đều có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe.
Khi còn xanh, sấu có vị chua, chát nhẹ. Trong Đông y, loại quả này có tính mát, kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, tiêu đờm, trị ho. Do đó, có thể sử dụng nó để trị các chứng ngứa cổ, đau họng, mẩn ngứa, miệng khô khát, say rượu…
Khi sấu đã chín sẽ có vị chua, ngọt và mang giá trị dinh dưỡng cao. Trong mỗi quả sấu chín chứa khoảng 80% nước cùng nhiều chất thiết yếu khác. Ăn sấu có thể cung cấp vitamin C, phốt pho, sắt… cho cơ thể.
Uống nước sấu ngâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Trị nhiệt miệng, trị mụn
Quả sấu có tính mát nên khi uống nước sấu ngâm giúp giải nhiệt ngày hè, hỗ trợ chống nhiệt miệng, trị mụn hiệu quả.
Giảm ốm nghén cho bà bầu
Bà bầu trong giai đoạn đầu mang thai có thể sử dụng sấu xanh để hạn chế bị ốm nghén, bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Công thức cho món nước uống này rất đơn giản: sấu xanh ngâm đường và gừng, pha với nước theo tỷ lệ vừa phải rồi uống.
Nước sấu ngâm giúp giảm cân, giữ dáng
Trong sấu có tính axit nên dễ dàng tác động đến hệ tiêu hoá, tăng cường trao đổi chất. Đồng thời, nó cũng giúp cơ thể hấp thu nhiều canxi để đốt cháy calo và mỡ thừa. Do đó, sử dụng nước sấu ngâm theo tỷ lệ đường và liều lượng phù hợp trong ngày sẽ giúp bạn giảm cân, giữ dáng hiệu quả.
Kích thích hệ tiêu hoá
Nước sấu ngâm, sấu nấu canh, sấu om vịt… vừa bổ dưỡng, vừa kích thích tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ, tăng cảm giác ngon miệng.
- Lưu ý khi sử dụng nước sấu:
Nước sấu ngâm rất tốt cho sức khoẻ song để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý sử dụng lượng vừa phải để hạn chế hấp thu quá nhiều đường, gây thừa cân, béo phì và một số căn bệnh nguy hiểm khác.
Những người không nên uống nước sấu ngâm
Nước sấu ngâm được sử dụng phổ biến, song không phải ai cũng thích hợp với thức uống này. Những đối tượng dưới đây cần nói không hoặc hạn chế uống nước sấu ngâm!
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Lượng lớn axit quả sấu không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Do vậy, không nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm mang tính kích thích cao như nước sấu ngâm và các loại tương tự.
Người bị đau dạ dày, tá tràng
Những người thường xuyên bị đau dạ dày, tá tràng cũng không phù hợp với nước sấu ngâm và các món được làm từ quả sấu. Bởi sấu chua, chứa nhiều axit nên sẽ kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng cơn đau và gây hại lớn đối với dạ dày.
Tốt nhất những người có các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên hạn chế nạp vào cơ thể những món ăn liên quan đến sấu. Đặc biệt, không nên sử dụng khi đang đói bụng.
Người béo phì, tiểu đường
Nước sấu ngâm thơm ngon, có thể hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống. Đối với những người đang bị béo phì hay mắc phải bệnh tiểu đường tốt nhất nên “nói không” với loại thức uống này.
Trong nước sấu ngâm có hàm lượng đường tương đối cao, nếu bạn uống nhiều và thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên ngiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Người mắc các chứng bệnh tim mạch
Tương tự, người đang gặp phải các chứng bệnh tim mạch cũng nên hạn chế hấp thu đường, do đó, họ không hợp với nước sấu ngâm. Khi lượng đường trong máu cao, các triệu chứng tim mạch dễ tái phát và gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Những người thừa cân, tiểu đường hay có bệnh tim mạnh tốt nhất nên chỉ sử dụng sấu từ các món canh, món om như một loại gia vị.
- Thói quen uống nước lạnh giải nhiệt mùa hè: Dừng ngay trước khi quá muộn
- Trong ngày nắng nóng, đừng bỏ qua những thực phẩm giúp giải nhiệt này
- Uống nước dừa hay nước chanh giải nhiệt mùa hè tốt hơn?
- Dùng quạt điện mà không biết 3 cách này, cái nóng mùa hè sẽ tăng cấp số nhân
- 8 mẹo bảo vệ da khỏi nắng nóng mùa hè, phục hồi vẻ rạng rỡ cho làn da
- Bí quyết phòng ngừa bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
- Uống nước dừa hay nước chanh giải nhiệt mùa hè tốt hơn?
- Thói quen uống nước lạnh giải nhiệt mùa hè: Dừng ngay trước khi quá muộn
- Những siêu thực phẩm giải nhiệt mùa hè