Nhà băng liên tục báo "thừa tiền", doanh nghiệp kêu trời vì thiếu vốn?
Trong khi thanh khoản tín dụng tại ngân hàng liên tục tăng trưởng âm thì doanh nghiệp lại phải đối mặt với nguy cơ thiếu vốn trầm trọng.
Giữa lúc kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chật vật vượt khó và về phía người dân, nhiều gia đình phải "thắt lưng buộc bụng", siết chặt hầu bao, giảm chi tiêu để đối phó với nguy cơ giảm lương, giảm việc thì báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng thì thanh khoản tín dụng luôn duy trì ở mức âm.
Tính đến ngày 29/02/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Đáng chú ý, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%).
Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, với thanh khoản dồi dào và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay ra kinh tế. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn liên tục kêu trời vì thiếu vốn.
Liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sáng ngày 14/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận làm rõ vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, nút thắt ở đâu, nguyên nhân gì để đề xuất, kiến nghị các giải pháp thiết thực, hiệu quả.
Phản hồi từ đại diện các ngân hàng thương mại cho biết, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, lãi suất huy động liên tục giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn liên tục kêu thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng.
Cụ thể, đến nay lãi suất tiền gửi bình .quân của các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức 3,3%/năm, giảm 0,2%/năm so với cuối năm 2023; lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới ở mức 6,4%/năm, giảm 0,7%/năm so với cuối năm 2023 - nhưng lãi suất đối với các khoản dư nợ hiện còn cao.
Liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đại diện các ngân hàng thương mại đề xuất cần có các giải pháp gì tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt là các giải pháp về lãi suất, thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, các biện pháp về bảo lãnh, các biện pháp về truyền thông, công nghệ...
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cần có giải pháp để bảo đảm tăng trưởng tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, để hệ thống ngân hàng cùng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, các bộ, ban, ngành cần có định hướng để kích cầu cộng đồng doanh nghiệp và người dân đầu tư, tiêu dùng, tăng khả năng hấp thụ vốn, chẳng hạn như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo điều hành quyết liệt, đồng bộ, cụ thể, sát thực tiễn. Cách đây hơn 3 tháng, ngày 07/12/2023, Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị với các chủ tịch, tổng giám đốc ngân hàng thương mại bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngày 05/3/2024, Thủ tướng tiếp tục có Công điện số 18/CĐ-TTg về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cố gắng, điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, các doanh nghiệp nỗ lực cơ cấu lại hoạt động phù hợp tình hình, các tổ chức tín dụng cũng chia sẻ để có dòng vốn lưu thông tốt hơn.
- Bộ Tài chính: Công khai, minh bạch về thông tin sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm
- Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút tiền, vì sao doanh nghiệp lại vui?
- Doanh nghiệp khó khăn phải bán rẻ tài sản, 'tay to' nước ngoài tranh thủ thâu tóm
- Trải nghiệm không gian làng phở Vân Cù
- VinFast Auto mang dàn xế 'khủng' đến triển lãm ô tô quốc tế Vancouver 2024
- Cách cắm hoa bưởi tươi lâu để làm đẹp và thơm khắp nhà
- Người dùng kể những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình cùng xe điện VinFast
- Giá vàng không ngừng 'nhảy múa', vàng nhẫn tăng mạnh
- Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam và những hoạt động ấn tượng