Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút tiền, vì sao doanh nghiệp lại vui?
Động thái hút tiền từ việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã làm giảm áp lực lên tỷ giá trong ngắn hạn, qua đó mang đến những tín hiệu tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thống kê từ ngân hàng NHNN cho biết, tính đến ngày 13/3, NHNN đã hút về 45.000 tỉ đồng thông qua 3 phiên chào thầu tín phiếu liên tiếp từ ngày 11/3.
Theo các chuyên gia, động thái phát hành tín phiếu của NHNN là một công cụ trong chính sách tiền tệ, là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Mục đích của việc phát hành tín phiếu là nhằm hút bớt thanh khoản thị trường liên ngân hàng để giảm áp lực đầu cơ lên tỷ giá trong ngắn hạn. Từ đó mang lại những tín hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng quan điểm, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tổ chức sáng 14/3 cho biết, trong những ngày vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chào thầu tín phiếu để điều tiết trong ngắn hạn lượng tiền dư trên thị trường, đã giúp hạ nhiệt tỉ giá. Nhờ đó, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn duy trì một cách tích cực.
Theo ông, nỗ lực hút tiền của NHNN là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời của Chính phủ vừa giúp nền kinh tế phục hồi bền vững và ổn định, vừa đem lại những bệ đỡ quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn để kinh doanh tốt.
"Tuy nhiên để đẩy nhanh tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp cũng rất mong muốn NHNN tiếp tục có những chính sách giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, quan trọng nhất là ổn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Với các chính sách đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đề nghị Chính phủ có sự hướng dẫn, giải thích đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng để các chính sách này đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất" - báo Pháp luật dẫn lời ông Trường.
Cũng tại Hội nghị, ông Đặng Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng chi sẽ một số ý kiến liên quan đến chính sách tiền tệ và các chính sách chung.
Đại diện Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam cho biết, Vietnam Airlines là ngành hàng không thì 1% thay đổi tỉ giá cũng mất 300 tỷ, nếu mà 5% thì chi phí của doanh nghiệp một năm cũng tăng lên 1.500 tỷ. Do đó, Vietnam Airlines rất mong muốn thời gian tới tỉ giá ổn định ở mức thấp nhất có thể. Hãng hàng không này cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng tăng hạn mức tín dụng cho Vietnam Airlines.
“Đặc biệt trong Đề án tái cơ cấu, Vietnam Airlines có giải pháp tăng vốn điều lệ, rất mong được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các định chế tài chính để hỗ trợ Vietnam Airlines phần tăng vốn này”, tạp chí Người đưa tin dẫn lời Chủ tịch Vietnam Airlines.
Liên quan đến biến động tỷ giá, Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết, so với diễn biến của đồng tiền của các nước khác so với USD, diễn biến giảm giá của tiền đồng không phải đột biến. Nguyên nhân được xác định là do nhu cầu về USD tăng cao, mặt khác lãi suất huy động giảm sâu cũng làm tăng nhu cầu tìm kiếm tài sản sinh lời khác, bao gồm USD, thay thế cho kênh tiết kiệm. Nhu cầu USD tăng đã khiến tiền đồng giảm giá.
Do đó, NHNN đã thực hiện hút ròng tín phiếu trên kênh thị trường mở từ đầu tuần 11-3, với mục tiêu giảm bớt thanh khoản hệ thống đang dư thừa trong ngắn hạn và hỗ trợ cho tỉ giá.
Ở thời điểm hiện tại, động thái hút ròng của NHNN cũng là thông điệp của cơ quan này trong việc sẵn sàng can thiệp để tỉ giá không có biến động quá lớn. Thanh khoản thu hẹp cũng sẽ giúp lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, qua đó làm giảm chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và đồng USD.
- Động lực nào làm giảm áp lực lên tỷ giá?
- Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm giật lùi, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tháo gỡ "nút thắt" tín dụng ngay từ đầu năm
- Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
- Bộ 3 gia vị phòng chống tiểu đường có mặt trong gian bếp Việt
- Từ vụ vay tín dụng 8,5 triệu đồng bị đòi hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, tính lãi và phí phạt thế nào để không bị "tiền đè"?
- Gửi 300 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng nào trả lãi cao nhất?
- Tỷ giá USD biến động khó lường
- The Body Shop phá sản ở nhiều nước, số phận tại Việt Nam ra sao?