Từ vụ vay tín dụng 8,5 triệu đồng bị đòi hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, tính lãi và phí phạt thế nào để không bị "tiền đè"?
Theo các chuyên gia, khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng cần lưu lý về cách tính lãi và phí phạt để tránh phát sinh tình trạng "nợ chồng nợ" khi phát sinh nợ quá hạn như khách hàng ở Quảng Ninh.
Liên quan đến vụ việc khách hàng có tên P.H.A khi sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) vay khoản nợ 8,5 triệu đồng vào năm 2013, sau gần 11 năm quá hạn đã phát sinh khoản nợ dư tín dụng lên tới hơn 8,8 tỷ đồng.
Thông tin này nhanh chóng gây xôn xao dư luận bởi số tiền lãi phát sinh sau 11 năm "bỏ quên" đã đẻ thêm gấp hàng nghìn lần so với số dư nợ gốc. Đa phần các ý kiến đều thắc mắc về số tiền lãi mà người đàn ông phải trả được tính như thế nào để ra một con số khổng lồ như vậy?
Được biết, thẻ tín dụng là là một giải pháp tài chính được phía ngân hàng cung cấp cho khách hàng, chi tiêu trước, trả tiền sau. Số tiền chi tiêu tối đa nằm trong hạn mức thẻ tín dụng được cấp. Chủ thẻ được hưởng thời gian miễn lãi trung bình từ 45-55 ngày. Hết thời hạn miễn lãi, chủ thẻ có 2 lựa chọn thanh toán mỗi tháng (tương đương với mỗi kỳ sao kê): thanh toán dư nợ tối thiểu hoặc thanh toán toàn bộ dư nợ.
Trường hợp chủ thẻ chọn thanh toán dư nợ tối thiểu (khoảng 5% tổng số tiền mà khách hàng đã chi tiêu trong kỳ sao kê) sẽ không bị tính phí phạt trả chậm. Tuy nhiên, khoản nợ còn lại vẫn sẽ bị tính lãi suất lên tới 20% - 40%/năm (tùy ngân hàng) và sẽ được cộng dồn vào kỳ thanh toán kế tiếp.
Cụ thể, khách hàng sẽ phải chịu phí phạt trả chậm khoảng 5% tổng dư nợ (tối thiểu là 100.000 đồng, tùy theo quy định của ngân hàng) và lãi suất quá hạn lên đến 20 - 40%/năm, số tiền sẽ được tính tùy theo số ngày quá hạn.
Với những trường hợp chậm trả thanh toán thẻ tín dụng trong thời gian dài, số tiền phát sinh có thể hiểu như sau: Số tiền lãi và gốc phải trả của kỳ này được tính dựa trên số tiền gốc và lãi phải trả của kỳ ngay trước đó (không phải tính dựa trên dư nợ gốc).
Ngoài ra, nếu người dùng sử dụng thẻ tín dụng vào các trường hợp khác như rút tiền mặt, chuyển đổi ngoại tệ hay trẻ góp cũng sẽ phải chịu lãi từ 0,8% - 5%/năm,
Cụ thể, lãi suất thẻ tín dụng khi rút tiền mặt: Khi sử dụng tính năng rút tiền mặt tại các ATM, khách hàng sẽ chịu một khoản phí áp trên số tiền đã rút, dao động từ 3% - 5% tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ: Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng tại các quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam, sẽ chịu một khoản phí trên mỗi giao dịch phát sinh chuyển đổi ngoại tệ. Khoản phí này dao động từ 2% - 4% tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Lãi suất chuyển đổi trả góp: Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng đối với giao dịch mua hàng trả góp, thẻ tín dụng phải chịu lãi suất chuyển đổi trả góp. Biểu phí lãi suất có thể thay đổi theo quy định của từng ngân hàng. Do đó, khách hàng cần nắm rõ biểu phí trước khi giao dịch hoặc liên hệ ngân hàng phát hành để được tư vấn chi tiết. Hiện nay mức lãi suất chuyển đổi trả góp thẻ tín dụng dao động từ 0,8% - 1,3%/năm.
- Có nên sử dụng thẻ tín dụng?
- Kỹ năng cần thiết để tránh mất tiền oan khi dùng thẻ tín dụng
- Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng, phát sinh nợ dư hơn 8,8 tỷ đồng, ngân hàng nói gì?
- Gửi 300 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng nào trả lãi cao nhất?
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm đồng loạt
- Vàng liên tục đảo chiều: Mua - bán vàng có thực sự sinh lời?
- Thu nhập dưới 15 triệu đồng, đầu tư thế nào cho hiệu quả?
- Bộ Y tế cảnh báo bệnh dại gia tăng đột biến
- Tử vong vì dùng vitamin D quá liều, dùng bao nhiêu là đủ?