Tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm giật lùi, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thanh khoản các ngân hàng hiện rất dồi dào. So với cùng kỳ các năm, tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2024 vẫn gặp nhiều khó khăn do yếu tố mùa vụ.
Số liệu mới đây từ NHNN cho biết, ghi nhận dư nợ tín dụng trong toàn nền kinh tế cũng giảm 0,6% trong tháng 1. Tính đến ngày 22/2, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tiếp tục giảm 1,12% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ, chỉ số này tăng 0,71%. Như vậy, dư nợ tín dụng tiếp tục duy trì xu hướng giật lùi trong 2 tháng đầu năm 2024.
Đáng chú ý, trong 10 năm trở lại, đây là lần đầu tiên số dư tín dụng toàn nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng âm trong 2 tháng đầu năm. Lần gần nhất được ghi nhận là vào năm 2014, khi tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng 2 tháng đầu năm cũng ở mức âm 1,16%.
Lý giải vấn đề này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, việc tăng trưởng tín dụng vẫn âm trong 2 tháng đầu năm chủ yếu do tính mùa vụ bởi giai đoạn này trùng với đợt nghỉ Tết. Trước Tết, tăng trưởng tín dụng tháng 12/2023 lên tới 4,35%, trong khi tháng Tết là tháng 1 và tháng 2 nhu cầu vay vốn giảm nên tăng trưởng tín dụng khó vượt ngưỡng trước đó.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng còn chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế chung. Đó là bối cảnh kinh tế thế giới chưa khởi sắc, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam phục hồi chậm, gây ảnh hưởng đầu ra cho hoạt động xuất khẩu. Về phía các ngân hàng, lãnh đạo NHNN khẳng định không thiếu tiền để cho vay và thanh khoản hệ thống luôn trong trạng thái dồi dào.
Theo đại diện NHNN, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2024, ngay từ đầu năm, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp như yêu cầu các ngân hàng đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để thúc đẩy tín dụng...
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tiếp tục rà soát các văn bản theo Luật Tổ chức tín dụng mới được ban hành. Đồng thời sẽ rà soát các văn bản, nghị định hướng dẫn để bảo đảm chỉnh sửa theo nghị định, Luật, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khách hàng vay.
Ngoài ra, cần sự phối hợp đồng bộ các chính sách, đồng thời doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, minh bạch và tăng cường năng lực tài chính để đáp ứng điều kiện về cho vay của ngành ngân hàng.
"Chúng ta đã qua 2 tháng, tín dụng tháng 1 có giảm, tháng 2 giảm ít hơn do nhu cầu tín dụng tháng 2 có tăng lên. Như vậy tín dụng tháng sau đã có sự tăng trưởng hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tăng của tháng 3, quý I và các tháng tiếp theo để có giải pháp cụ thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ người đi vay và tăng trưởng nền kinh tế", ông Hà thông tin thêm.
- Tín dụng tăng trưởng âm, huy động vốn suy giảm: Dòng tiền đổ về đâu?
- Ngân hàng tung ưu đãi, giảm lãi vay kích cầu tín dụng
- Tăng trưởng tín dụng âm trong tháng đầu năm 2024, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?
- Ra mắt mẫu xe tay ga trang bị xịn như SH, giá chỉ 44 triệu
- Tín dụng tăng trưởng âm, huy động vốn suy giảm: Dòng tiền đổ về đâu?
- Tỏi dễ mất chất khi bạn phạm phải những sai lầm này trong nấu ăn
- Có 3 tỷ đồng nên mua chung cư hay nhà đất?
- Giá vàng tăng sốc, vàng SJC chạm mốc 81 triệu đồng/lượng
- Tiền ảo tăng nóng, Chính phủ tìm cách siết chặt thị trường