Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 18/05/2024, 19:27 (GMT+7)

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thất nghiệp, về hưu có được chi trả khoản tiền này?

Bảo hiểm thất nghiệp có quy định tối đa người lao động chỉ được hưởng 12 tháng, trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thất nghiệp và làm tới khi về hưu thì có được chi trả khoản tiền này?

Từ 1/7, việc tăng lương sẽ được thực hiện như thế nào? Sau khi tăng lương, người được khen thưởng có được tăng lương trước thời hạn như hiện nay không?.

Chuyên gia Vũ Minh Huyền, Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho hay, hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang rất quan tâm đến cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024 tới đây.

Theo bà Huyền, đối với cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, hiện nay chúng ta vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Về tăng lương khi có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác thì đây là nội dung khen thưởng các cá nhân đó đạt được, hiện nay là một trong các cơ sở để xét tăng lương trước thời hạn.

“Tuy nhiên, theo cải cách tiền lương mới, lương và thưởng sẽ tách riêng khi công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, bà Huyền nói.

IMG_6877
Từ 1/7, việc tăng lương sẽ được thực hiện như thế nào? Sau khi tăng lương, người được khen thưởng có được tăng lương trước thời hạn như hiện nay không?.

Quan tâm đến bảo hiểm thất nghiệp, anh Vũ Hoàng Hồng, Trung tâm Quản lý luồng không lưu hỏi, bảo hiểm thất nghiệp có quy định tối đa người lao động chỉ được hưởng 12 tháng, trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng không thất nghiệp và làm tới khi về hưu thì có được chi trả khoản tiền này không?

Đại diện cơ quan BHXH, bà Dương Thị Minh Châu phân tích vì sao Bảo hiểm thất nghiệp lại có quy định thời gian hưởng tối đa 12 tháng, bởi đây là quy định để khuyến khích người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động, chứ không ỷ lại vào trợ cấp thất nghiệp, từ đó gây gánh nặng khác cho xã hội.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm thất nghiệp là sự chia sẻ rủi ro, về quỹ bảo hiểm thất nghiệp cụ thể là các khoản kết dư trong các trường hợp cụ thể có thể sẽ trích ra sử dụng trợ cấp cho người lao động như vừa rồi là hỗ trợ Covid-19, ngoài ra còn chi hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất…, bà Châu giải đáp.

Theo đại diện BHXH TP.Hà Nội, với những trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp cả đời, đến khi nghỉ hưu chưa nhận trợ cấp thất nghiệp lần nào, nên có một khoản để chi trả cho người lao động từ phần bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đã đóng.

“Người lao động đóng 1%, nhưng suốt quá trình lao động không thất nghiệp, khi về hưu BHXH cũng nên có một khoản trả lại cho người lao động, phần 1% doanh nghiệp đóng và 1% Nhà nước hỗ trợ nên giữ lại làm quỹ chung hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp”, đại diện BHXH TP.Hà Nội cho biết.

Căn cứ theo Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương đương 144 tháng đóng), không được tính hưởng và bảo lưu thời gian đóng dư.​

Cùng chuyên mục