Thứ bảy, 20/05/2023, 06:00 (GMT+7)

Nghiên cứu thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài theo yêu cầu của Thủ tướng

B.T (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Ngày 18/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Trong đó có nếu vấn đề nghiên cứu thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

Ứng dụng công nghệ trong xúc tiến du lịch

Trước tiềm năng về du lịch ở nước ta, Nghị quyết đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp cho mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Trên cở sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc dân tộc, Chính phủ đã yêu cầu Bộ VH-TT&DL truyền thông, xúc tiến du lịch, phát triển và làm mới các loại hình, đa dạng dịch vụ du lịch. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ. Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng biển bảo; du lịch sinh thái; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch văn hóa lịch sử; du lịch ẩm thực, du lịch golf; du lịch MICE; du lịch chữa bệnh…

1684475718-20190628234041916658

Văn phòng với mục đích xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc hồi 2019

Bên cạnh đó, Bộ cũng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp trong các hoạt động về ngoại giao, sự kiện quốc tế; tổ chức các sự kiện quốc tế về hội nghị, hội thảo, văn hóa, thể thao.

Với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, biển, đảo cần phát triển thương hiệu du lịch quốc gia. Xây dựng Việt Nam với nền du lịch “làm hài lòng du khách, ấm lòng chủ nhà”, thực sự là điểm đếm hấp dẫn, an toàn, hiếu khách, nhân văn, thuận lợi,

Ngành du lịch phải phát huy sức mạnh của truyền thông, tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Đồng thời tiến hành đổi mới phương thức, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch quốc tế.

Đối với thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, nguồn khách lớn, mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày cần được tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến du lịch, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tận dụng vai trò các Trung tâm văn hóa Việt Nam.

Thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ VH-TT&DL cần triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; tổ chức nghiên cứu và xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới, trước mắt ưu tiên tập trung một số thị trường du lịch trọng điểm.

Trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương chủ trì ở trong và ngoài nước cần lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong; gắn xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong phát triển các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ du lịch.

Đẩy mạnh phát triển du lịch tại các vùng nông nghiệp

Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/8/222 tại Quyết định số 922/QĐ-TTg.

nnhn-1609434459606

Du lịch trải nghiệm nông thôn ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách

Đối với nông nghiệp cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch liên quan, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan nông thôn, tăng trải nghiệm, văn hóa cộng đồng, phát huy tối đa du lịch tại các vùng nông nghiệp, gắn với nông thôn và nông dân, phát huy du lịch tại các làng nghề, dịch vụ nông thôn.

Thông qua các doanh nghiệp lữ hành, đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối cộng đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn; nhằm lan tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế cần hình thành các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn.

Bộ VH-TT&DL phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình truyền thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo cách làm mới; đẩy mạnh truyền thông quảng bá về du lịch.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đẩy mạnh phát triển một sản phẩm du lịch đặc trưng, một điểm đến tiêu biểu ở mỗi địa phương.

Các cơ quan thông tấn báo chí như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam bên cạnh nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin đối ngoại cần đa dạng hóa hình thức truyền tải để thông tin đến gần hơn với công chúng nước ngoài; đồng thời chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch.

Cùng chuyên mục