Thứ hai, 01/01/2024, 10:09 (GMT+7)

Nếu bố mẹ hay nói những câu “cửa miệng” này thì cần bỏ ngay

Đừng nghĩ rằng những lời nói hàng ngày của bố mẹ là vô hại, không ảnh hưởng đến con trẻ. Nếu không chú ý, những câu “cửa miệng” ấy có thể tác động tiêu cực đến trẻ.

1. "Không sao đâu mà"

Trẻ có thể gặp một chuyện gì buồn và khiến chúng bị tổn thương. Lúc này, nếu bố mẹ cố gắng trấn tĩnh con rằng không sao đâu, mọi thứ đều ổn… thì chưa chắc đó là cách phản ứng tốt. Thực chất, con bạn đang không ổn chút nào, bố mẹ hãy chia sẻ cùng con bằng cách nghe con nói ra cảm xúc của mình. Đừng gạt mọi thứ đi như vậy.

2. "Bố/mẹ đang ăn kiêng"

Picture1-12.11.20-PM

Câu nói này có thể gửi đến con bạn một thông điệp rằng bạn không hài lòng với vẻ ngoài của mình. Điều này có thể khiến con bạn bị ám ảnh với quy chuẩn cái đẹp và cảm thấy có vấn đề với hình thể của mình. Thay vì nói rằng bạn đang ăn kiêng, hãy giải thích với trẻ rằng việc ăn uống lành mạnh khiến bạn cảm thấy dễ chịu và tập thể dục cũng là điều bạn làm để giữ sức khỏe.

3. "Mình không đủ tiền đâu"

Dù không có điều kiện kinh tế, bạn cũng không nên tạo gánh nặng cho con về tình hình tài chính của gia đình, điều này có thể khiến chúng căng thẳng và sợ hãi. Bạn có thể nói "không" với chúng theo những cách khác mà không cần cung cấp cho chúng nhiều thông tin hơn mức chúng có thể xử lý.

4. "Cẩn thận đấy"

Nếu bạn muốn cảnh báo nguy hiểm cho con khi chúng đang ở sân chơi hoặc ở ngoài đường… Lời nói kèm theo trạng thái hoảng hốt có thể khiến trẻ giật mình, mất tập trung và càng dễ gặp nguy hiểm hơn. Trước khi con làm bất cứ điều gì, hãy giải thích cho con thế nào về những điều an toàn trẻ được làm.

5. "Để bố/mẹ làm cho"

Overparenting-header

Bạn sẽ muốn giúp đỡ con nếu thấy chúng đang gặp khó khăn khi làm một việc gì đó. Tuy nhiên, nếu bạn cứ liên tục làm mọi thứ thay con, chúng sẽ không thể học được cách tự làm. Nếu bạn can thiệp quá sớm, con bạn có thể nghĩ rằng chúng sẽ không bao giờ có thể làm được bất cứ điều gì nếu không có sự giúp đỡ của bạn. Thay vào đó, bạn có thể đưa ra những gợi ý gián tiếp hoặc đặt những câu hỏi giúp chúng tìm ra giải pháp.

6. "Con làm bố/mẹ phát điên"

Trẻ cần nhận thức được rằng lời nói và hành vi của mình có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên đổ lỗi cho trẻ vì cảm xúc của bản thân mình. Cố gắng giữ bình tĩnh và giải thích cho chúng lý do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy.

7. "Nếu... thì…"

Tránh sử dụng cấu trúc này kết thúc bằng một hình phạt. Nếu bạn nói điều gì đó như thế này, nó giống như một lời đe dọa và có thể khiến con cảm thấy như bạn đang có ý định trừng phạt chúng. Thay vào đó, hãy sử dụng "Khi… thì…" và làm cho câu nói nghe có vẻ tích cực bằng cách diễn đạt lại nó và thêm phần thưởng ở cuối.

8. "Bố/mẹ đã bảo rồi"

noi voi con2

Câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng quyết định của chúng sai, giống như bạn thích thú khi chúng thất bại vậy. Thay vì nói câu này, hãy cố gắng trình bày tình huống một cách khách quan hơn và cùng con phân tích nó.

9. "Đừng…"

Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể làm điều gì đó chưa được đúng đắn và chưa nhận thức được điều đó. Nếu bạn ngay lập tức ngăn chúng làm việc đó, chúng có thể sẽ khó kiểm soát được cơn bốc đồng của mình và cũng không biết mình thực sự nên làm gì trong trường hợp này.

Tốt hơn hết bạn nên nói với con bạn những gì chúng nên làm thay vì những gì chúng không nên làm. Ngoài ra, nếu con bạn đã biết rằng việc chúng làm là sai nhưng bạn vẫn cứ lặp đi lặp lại, điều đó có thể làm phản tác dụng, góp phần củng cố hành vi xấu vì bạn đang thu hút sự chú ý của trẻ vào hành vi đó.

Cùng chuyên mục