Nên ăn chay ngày nào? Mẹo ăn chay đúng đảm bảo sức khỏe
Ăn chay ngày nào phụ thuộc vào hình thức ăn chay mà mỗi cá nhân lựa chọn. Điều này cần dựa trên tín ngưỡng cũng như tình hình sức khỏe của từng người.
Những hình thức ăn chay trong Phật giáo
Trong Phật giáo, ăn chay là chế độ ăn kiêng không tiêu thụ thịt (bao gồm cả cá) và các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật. Thay vào đó, thực đơn của người ăn chay sẽ là các loại rau, củ, quả có nguồn gốc từ thực vật.
Có 2 hình thức ăn chay phổ biến hiện nay bao gồm: ăn chay trường và ăn chay kỳ.
Ăn chay trường
“Trường" được hiểu là theo thời gian dài, trường kỳ, mãi mãi.
Ăn chay trường là chế độ dinh dưỡng sử dụng thực phẩm chay, không chứa thịt và sản phẩm từ động vật.
Người ăn chay trường thường là Phật tử lâu năm hoặc người có đam mê lớn với ẩm thực chay, có thể theo đổi chế độ dinh dưỡng này lâu dài.
Ăn chay kỳ
Ăn chay kỳ là chế độ dinh dưỡng có sử dụng các thực phẩm chay trong một khoảng thời gian nhất định như 1 ngày, vài ngày.
Cụ thể, có một vài hình thức ăn chay kỳ thường được áp dụng gồm:
-
Nhị trai: ăn chay 2 ngày trong tháng
-
Tứ trai: ăn chay 4 ngày trong tháng
-
Lục trai: ăn chay 6 ngày trong tháng
-
Thập trai: ăn chay 10 ngày trong tháng
-
Nhứt ngoại trai
-
Tam ngoại trai
So với ăn chay trường thì chế độ ăn chay kỳ có tính linh hoạt cao và ít khắt khe hơn nên được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Nên ăn chay ngày nào là đúng?
Nên ăn chay ngày nào với người ăn chay trường?
Như đã đề cập ở trên, chay trường là chế độ ăn chay liên tục trong thời gian dài nên tất cả các ngày trong tháng, năm đều cần tuân theo.
Người ăn chay trường không nhất thiết phải ăn hoàn toàn thực phẩm từ thực vật mà có thể bổ sung thêm trứng, sữa nếu muốn.
Nên ăn chay ngày nào với người ăn chay kỳ?
Đối với người ăn chay kỳ, ăn chay ngày nào là đúng với quan niệm của Phật giáo? Cụ thể:
Ăn chay nhị trai
Ăn chay vào 2 ngày trong tháng là: ngày mồng 1 và ngày 15 (ngày rằm) âm lịch.
Ăn chay tứ trai
Ăn chay vào 4 ngày trong tháng là: ngày mồng 1, mồng 8, ngày rằm và ngày 23 hoặc ngày 30.
Chế độ lục trai
Ăn chay vào 6 ngày trong tháng là: ngày mồng 8, ngày 14, ngày 15, ngày 23, ngày 29 và ngày 30.
Ăn chay thập trai
Ăn chay vào 10 ngày trong tháng là: ngày mồng 1, ngày 14, ngày 15, ngày 18, ngày 23, ngày 24, ngày 28, ngày 29, ngày 30 (tháng thiếu thay ngày 30 thành ngày 27).
Ăn chay nhất nguyệt trai
Ăn chay liên tục trong 1 tháng trong năm, có thể là tháng giêng hoặc tháng bảy.
Ăn chay tam nguyệt trai
Ăn chay vào 3 tháng: tháng giêng, tháng bảy và tháng chín hay tháng mười hoặc có thể ăn liên tiếp 3 tháng bất kỳ trong năm.
Lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe
Ăn chay khoa học mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Tăng tuổi thọ
Ăn chay có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, góp phần gia tăng tuổi thọ của con người.
- Giảm nguy cơ béo phì
Thực phẩm chay thường giàu vitamin và chất xơ, ít calo và dầu mỡ nên sẽ hạn chế tích mỡ, ngăn ngừa béo phì.
- Điều hòa huyết áp
Rau củ, trái cây ít chất béo, natri và cholesterol xấu, đồng thời chứa hàm lượng lớn kali tốt nên có tác dụng duy trì ổn định huyết áp.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Ăn chay có thể khiến lượng đường máu trở nên ổn định, từ đó sẽ hạn chế nguy cơ mắc phải chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.
- Phòng tránh các bệnh ung thư
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chế độ dinh dưỡng lành mạnh với rau, củ, quả giúp bạn giảm và ngăn ngừa các bệnh ung thư.
- Cải thiện bệnh hen suyễn
Theo một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, chế độ ăn chay có khả năng cải thiện triệu chứng hen suyễn, bao gồm cả việc ít phụ thuộc vào thuốc hơn.
- Duy trì làn da khỏe đẹp
Rau, củ, quả giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E, kẽm… giúp bạn có làn da tươi trẻ, mịn màng.
- Cải thiện quá trình đổi chất
Chế độ ăn chay giàu chất xơ, bởi vậy có vai trò tích cực cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể.
- Giảm chứng trầm cảm
Chế độ dinh dưỡng từ thực vật mang đến cảm giác nhẹ nhàng cho cả thể chất lẫn tâm hồn. Từ đó giúp làm dịu, giảm các triệu chứng trầm cảm.
Những lưu ý khi ăn chay để không ảnh hưởng sức khỏe
Xây dựng thực đơn lành mạnh, đủ chất
Việc lên kế hoạch thực đơn phù hợp giúp bạn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Hãy bổ sung thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất và có sự cân đo thích hợp đối với tình trạng sức khỏe hiện tại.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
Các loại rau xanh, đặc biệt là rau xanh đậm như súp lơ xanh, ớt chuông, rau chân vịt… sẽ giúp bạn bổ sung lượng lớn canxi, kali, magie… cho cơ thể. Đồng thời, rau xanh giúp cung cấp chất xơ, vitamin để hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, trái cây vừa thơm ngon, vừa mang đến nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng nên đừng quên bổ sung nó hằng ngày.
Ăn các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
Đa số các loại hạt chưa qua chế biến đều chứa nhiều enzyme có lợi và hàm lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Vào bữa phụ, ăn một ít các loại hạt sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn.
Đối với ngũ cốc nguyên hạt, chúng chứa vitamin B, chất chống oxy hóa, beta-glucan... hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, các carbohydrate phức hợp trong nó cũng giúp cơ thể tạo năng lượng và cân bằng lượng đường trong máu.
Nên tự chế biến món chay
Việc tự chế biến các món ăn sẽ vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giữ an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này giúp bạn chủ động tự điều chỉnh chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể, hạn chế tăng cân mất kiểm soát.
Kết hợp tập luyện và sinh hoạt khoa học
Dù ở chế độ dinh dưỡng nào, việc kết hợp tập luyện và xây dựng lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe.
Hằng ngày, cần tuân theo lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ để nâng cao tuổi thọ. Song song với đó, hãy tập luyện các bài thể dục, thể thao vừa phải để tăng sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể.
- Lý do gì khiến ăn chay thực dưỡng trở thành xu hướng và tốt hơn cả ăn chay thông thường?
- Ăn chay kiêng những gì? Những thực phẩm được xem là 'tối kỵ' đối với người ăn chay
- Ăn chay trường sai cách gây tác hại khôn lường: Áp dụng ngay 8 mẹo này để bảo vệ sức khỏe