Thứ hai, 24/03/2025
logo
Góc nhìn

Khiêng quan tài để quảng cáo: Ranh giới mong manh giữa sáng tạo và vi phạm pháp luật?

Hồng Phúc Thứ năm, 06/03/2025, 14:26 (GMT+7)

Ngày càng xuất hiện nhiều chiêu trò quảng cáo 'độc hại', thậm chí vi phạm pháp luật được gắn mác sáng tạo, gây bức xúc dư luận. Vậy đâu là ranh giới giữa sáng tạo và vi phạm pháp luật trong quảng cáo?

Quang Linh Vlog quảng cáo ‘một viên rau củ tương ứng một đĩa rau’: Sự cố nhầm lẫn hay cố tình quảng cáo lố?

Nữ CEO từng lên Shark Tank gọi vốn bán thịt chua lên tiếng sau chiêu trò quảng cáo “dìm hàng” nhãn hiệu khác

Sáng tạo hay chiêu trò 'độc hại'?

Trong lĩnh vực quảng cáo, sáng tạo là yếu tố then chốt giúp thương hiệu nổi bật giữa hàng ngàn đối chiến dịch của đối thủ. Các chiến lược sáng tạo có thể giúp thương hiệu trở nên phổ biến và được nhận diện rộng rãi hơn trong cộng đồng tiêu dùng. 

Tuy nhiên, sự sáng tạo cần phải được áp dụng một cách tinh tế, không được vượt qua ranh giới về văn hóa và pháp luật. Nếu vượt qua ranh giới mong manh này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như mất lòng tin của khách hàng, tổn hại đến uy tín thương hiệu, thậm chí là những vấn đề pháp lý.

Đơn cử như vụ việc khiêng quan tài để quảng cáo của một thương hiệu quần áo mới đây tại TP.HCM. Cụ thể, thương hiệu này đã thực hiện màn khiêng quan tài đi bộ qua trước cửa Nam chợ Bến Thành và một số tuyến đường ở quận 1 nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu. Không chỉ vậy, thương hiệu này còn tổ chức cho quay clip, biên tập và tự đăng lên mạng xã hội TikTok nhằm tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. 

Công an vào cuộc vụ khiêng quan tài để quảng cáo ở khu vực chợ Bến Thành
Chiêu trò quảng cáo 'độc hại' của thương hiệu quần áo không chỉ gây ra hình ảnh phản cảm...

Chiêu trò quảng cáo của thương hiệu này nhanh chóng nhận về những phản ứng tiêu cực. Song, theo những người trong cuộc, đây thực chất là một “chiến dịch quảng cáo sáng tạo”, lấy cảm hứng từ các điệu nhảy quan tài nổi tiếng trên mạng xã hội. 

Ngay sau đó, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM đã vào cuộc xác minh và nhanh chóng bắt khẩn cấp nhóm người trên về hành vi gây rối trật tự công cộng. Trong lời khai của nhóm người này, họ chỉ mơ hồ nghĩ mình quảng cáo bằng hình thức gây sốc để tăng sự chú ý nhằm bán được hàng. Tuy nhiên, họ không ngờ điều này là vi phạm pháp luật.

Trước đó, nhiều chiêu trò quảng cáo “độc hại” cũng từng khiến dư xôn xao. Có thể kể đến vụ một Tiktoker mượn đám cưới của bạn để đánh bóng tên tuổi, tăng lượng người theo dõi và tương tác trên các kênh bán hàng. Theo đó, người này đã dàn xếp dàn xe sang rước dâu dừng, đỗ dưới lòng đường. Với chiêu trò quảng cáo này, Hải cùng đồng phạm bị bắt vì dàn xe sang gây rối trật tự công cộng, vi phạm an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Ranh giới giữa sáng tạo và pháp luật

Theo luật sư Nguyễn Văn Toàn - Đoàn luật sư TP.Hà Nội: “Sự sáng tạo luôn được đề cao trong mọi lĩnh vực, tuy nhiên dù như thế nào cũng phải tuân thủ pháp luật, đề cao tính truyền thống, thuần phong mỹ tục và tôn trọng những người xung quanh. Sáng tạo không thể được sử dụng như một cái cớ để vi phạm pháp luật hay làm tổn hại đến truyền thống, thuần phong mỹ tục của xã hội”.

Cũng theo luật sư, liên quan đến hành vi quảng cáo gây phiền phức người khác, điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 38/2021 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 128/2022) quy định hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 40- 60 triệu đồng. Những người thực hiện những hành vi nêu trên còn có thể sẽ bị xử lý hình sự nếu có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

chieu-tro-quang-cao.jpeg
mà còn là hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo, vi phạm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. (Ảnh: Di Linh)

Ngoài ra, Luật Quảng cáo cũng quy định hành vi quảng cáo không được làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đe dọa xâm phạm đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Cụ thể, Điều 8, Luật Quảng cáo quy định các hành vi bị cấm trong quảng cáo, trong đó cấm hành vi: “Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”; “Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội”. 

Trường hợp hành vi được xác định là gây rối trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự, có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trường hợp hành vi được xác định là phạm tội có tổ chức hoặc xúi giục người khác gây rối trật tự công cộng thì người thực hiện hành vi sẽ phải đối mặt với khoản 2, Điều 318, Bộ luật Hình sự có thể phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Luật sư khuyến cáo, trong bất kỳ hoạt động nào, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tôn trọng các giá trị văn hóa. Sáng tạo trong quảng cáo không nên đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, đạo đức và văn hóa của xã hội. Việc vượt qua ranh giới này không chỉ gây tổn hại cho hình ảnh thương hiệu mà còn kéo theo những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

"Sự sáng tạo không nên làm lý do để biện hộ cho hành vi sai trái. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng điều này", luật sư nhấn mạnh. 

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục