Thứ ba, 25/04/2023, 13:38 (GMT+7)

Khám phá những di tích lịch sử nổi tiếng tại Đà Nẵng

Thu Thảo (Theo Tiếp thị Gia đình)

Bên cạnh việc phát triển du lịch biển, Đà Nẵng cũng quan tâm nhiều hơn tới việc đẩy mạnh gìn giữ những công trình, di tích lịch sử có nhiều giá trị văn hoá.

Bài viết này thuộc series Du lịch

Xem thêm

Mặc dù Đà Nẵng không có nhiều di sản văn hoá như các địa phương khác nhưng thành phố đã phát huy hết nét độc đáo của các di sản văn hoá lịch sử làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, níu chân du khách.

Di tích lịch sử Thành Điện Hải 

di-tich-lich-su-da-nang-t
Ảnh: Thanh Niên

Di tích lịch sử Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Di tích Hải Vân Quan là một công trình quân sự do triều đình nhà Nguyễn xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân vào năm 1862 để bảo vệ kinh thành Huế và giám sát các hoạt động ở cửa biển Đà Nẵng. Di tích Nghĩa trũng Khuê Trung ghi dấu ấn lịch sử những ngày đầu đấu tranh chống thực dân Pháp… Đây là những chứng tích có ý nghĩa lịch sử, tạo điều kiện cho du lịch Đà Nẵng phát triển.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn 

Danh thắng Ngũ Hành Sơn như biểu tượng của Đà Nẵng mà ai đến đây cũng đều muốn ghé thăm. Bởi ngay giữa lòng thành phố, du khách được trải nghiệm leo núi, được thỏa sức khám phá không gian huyền ảo của hệ thống chùa chiền, hang động. Những năm qua, Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn luôn là điểm đến không thể thiếu trong chương trình tour của du khách trong nước và quốc tế. 

di-tich-lich-su-da-nang-tiepthigiadinh-6
Ảnh: sưu tầm

Ngọn núi Kim Sơn có một hang động dài khoảng hơn 50m ẩn mình ở phía dưới. Bên trong hang là những lớp thạch nhũ rất đẹp mắt, hình thể đa dạng, đường nét rõ ràng, sắc sảo. Đặc biệt, lớp thạch nhũ ở hang bám vào vách đá tạo thành hình dáng tượng Quán Thế Âm Bồ Tát kích cỡ như người thật, oai nghiêm đứng trên con rồng cuộn mình. 

Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với những tín đồ du lịch tâm linh. Ngoài ra, ở Kim Sơn còn nổi tiếng với lễ hội Quán Thế Âm truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm duy trì và lan tỏa nét văn hóa Phật giáo.

Mộc Sơn có một khối đá cẩm thạch màu trắng với hình dáng như một người đang ngồi gây ấn tượng với nhiều du khách. Khối đá thường được người dân bản địa gọi Bà Quan Âm hay Cô Mụ. Đây là ngọn núi duy nhất ở Ngũ Hành Sơn không có chùa chiền hay tâm linh, cũng rất ít cây cối. 

Di tích lịch sử Chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn 

di-tich-lich-su-da-nang-tiepthigiadinh-4
Ảnh: sưu tầm

Đây là ngôi chùa có tuổi đời gần 200 năm, nằm trên ngọn Thuỷ Sơn, chốn linh thiêng giữa thiên nhiên kỳ vĩ của núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. 

Tham quan chính điện chùa Linh Ứng, du khách sẽ nhìn thấy hệ thống tượng pháp bài trí gồm: ba pho tam thế Phật, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm, Thích Ca Như Lai, Địa Tạng, Quan Âm Chuẩn Đề đều được tạo tác công phu, 2 pho tượng Hộ Pháp và Thập Bát La Hán. 

Làng chài cổ 700 năm tuổi 

di-tich-lich-su-da-nang-tiepthigiadinh-7
Ảnh: sưu tầm

Làng chài cổ Nam Ô có rừng Cu Đê nằm trên hòn Phụng (còn gọi là núi Cu Đê). Từ trên cao nhìn xuống, khu rừng giống như một con chim lớn tung cánh trên bãi cát vàng, đang nhoài mình ra biển. Khu vực Nam Ô có nhiều cảnh quan đẹp và nhiều di tích văn hóa lịch sử. Trước hết mời bạn đi thăm bãi biển Nam Ô.

Nơi có độ dốc vừa phải nằm ven theo chân núi với “biển xanh ngát một màu thênh thang”. Theo người địa phương, tên gọi Nam Ô có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa. Bãi tắm Nam Ô có từ những năm đầu thập kỷ 60. Ban đầu, chủ yếu thỏa mãn nhu cầu tắm biển của người dân địa phương. Càng về sau, bãi biển càng đông dần do bãi biển hiền hoà và đẹp.

Từ bãi tắm Nam Ô, bạn có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo cửa sông Cu Đê, qua cây cầu xe lửa làm thời Pháp thuộc  bắt ngang qua sông trông rất hoành tráng với không gian bao la rộng mở về phía Tây.

Phía tả ngạn, những hàng dừa xanh rủ bóng ven sông, những dàn lưới, thuyền thúng là đà trên mặt nước sông màu xanh lơ của da trời và mây trắng bay ngập ngừng lang thang trôi dưới nước. Xa xa, dãy Trường Sơn xa mờ tít tắp trong màu lam sương khói… hoặc bạn xem cư dân cào nghêu trên bãi biển và chuyện trò cùng họ.

Bảo tàng Đà Nẵng 

di-tich-lich-su-da-nang-tiepthigiadinh-5
Ảnh: sưu tầm

Bảo tàng Đà Nẵng chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan vào ngày 26 tháng 4 năm 2011. Không gian trưng bày với diện tích hơn 3000m2 gồm 3 tầng giới thiệu hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa của thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận; trong đó có hơn 1.900 hiện vật gốc được sưu tầm từ sau ngày giải phóng đến nay, đặc biệt có nhiều tư liệu hiện vật quý, lần đầu tiên ra mắt công chúng

Mở đầu không gian trưng bày của Bảo tàng Đà Nẵng là gian long trọng, được thiết kế theo hình vòng cung, lấy ý tưởng từ thế đất Đà Nẵng như một vòng tay lớn ôm lấy biển khơi. Trung tâm của không gian này là hình ảnh 5 cánh buồm, tượng trưng cho thành phố biển đang vươn ra biển lớn, trên đó khắc họa các bức phù điêu với nội dung: Đà Nẵng trong tiến trình lịch sử của đất nước.

Bảo tàng điêu khắc Chăm 

di-tich-lich-su-da-nang-tiepthigiadinh-1
Ảnh: sưu tầm

Được xây dựng từ năm 1915 và khánh thành đầu năm 1919, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Chăm. Từ năm 2012, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xếp hạng là bảo tàng hạng 1 (cả nước có 12 bảo tàng hạng 1).

Bảo tàng được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair, dựa trên gợi ý của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của Viện EFEO về việc sử dụng các đường nét của đền tháp Chăm Pa kết hợp với lối kiến trúc Gothic châu Âu.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang lưu giữ hơn 2.000 cổ vật lớn nhỏ, trong đó khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được lưu trữ cẩn thận trong kho.

di-tich-lich-su-da-nang-tiepthigiadinh-2
Ảnh: sưu tầm

Các tác phẩm điêu khắc này hầu hết đều nguyên bản, được làm trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng. Chúng có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV và phản ánh rõ nét đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Chăm Pa. Phần lớn tác phẩm miêu tả các vị thần trong Ấn Độ giáo như: thần Shiva, thần rắn Naga, thần hạnh phúc Laksmi,...

Bên cạnh đó là các tác phẩm có nội dung gần gũi với cuộc sống. Không chỉ độc đáo về chất liệu, các tác phẩm tại bảo tàng còn thể hiện đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc ở cả tạo hình, nội dung và tư tưởng. 

Cùng chuyên mục