Hoa hồi có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời từ hoa hồi khô
Hoa hồi có tác dụng gì? Hoa hồi là loại thảo dược được ví như một loại thảo mộc “quý tựa ngàn vàng”, mọc và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng khá nhiều người còn chưa hiểu biết thực sự về loại cây này. Trong bài viết này, Tạp chí Tiếp Thị & Gia Đình sẽ giải đáp giúp bạn hoa hồi có tác dụng gì nhé!
Thông tin về cây hoa hồi
Hoa hồi có tác dụng gì mà được nhiều người sử dụng đến thế? Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem cây hồi có những đặc điểm gì nhé.
Cây hồi là một loại cây xanh quanh năm có nguồn gốc từ Trung Quốc và phía bắc nước ta. Hoa của cây hồi còn có các tên gọi khác là đại hồi, bát giác hồi hương - hiểu theo nghĩa tiếng Trung nghĩa là quả tám cánh có hương thơm.
Đặc điểm bên ngoài của cây đại hồi được biết đến là:
-
Thân cây thẳng, to, cao khoảng 6-10m
-
Lá mọc so le, có hình trứng thuôn hay hình mác, đầu nhọn, dài 8-12cm
-
Quả hồi gồm 8 đài, mỗi đài dài 10-15mm, có hình ngôi sao
-
Khi non, quả có màu xanh lục, già có màu nâu sẫm, lúc này người ta sẽ thu hái làm thảo dược gọi là hoa hồi
-
Thông thường cây đại hồi có tuổi đời từ 5 năm trở lên mới được thu hái quả, mỗi năm thu hoạch 2 vụ vào khoảng tháng 6-9 và 11-12.
Hoa hồi có tác dụng gì?
Hoa hồi có tác dụng gì đối với sức khỏe
Hoa hồi có tác dụng gì? Tác dụng của hoa hồi vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bên cạnh là hương vị độc đáo không thể thiếu trong những món ăn ngon, hoa hồi khô trong Y học các loại cây thuốc Nam còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người như:
-
Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng: Nhiều người sử dụng hoa hồi xay thành bột giống như một loại gia vị có mùi thơm thêm vào các món ăn giúp tăng hương vị.
-
Chữa bệnh thấp khớp: Người ta dùng một ít hoa khô ngâm rượu trong chai thủy tinh nhỏ dùng để xoa bóp xương khớp giúp giảm đau nhức hiệu quả.
-
Kích thích chức năng hệ tiêu hóa: Dùng hoa hồi khô ngâm rượu uống lượng phù hợp mỗi ngày có tác dụng kích thích chức năng hệ tiêu hóa, trị đau bụng, giảm đau dạ dày.
-
Trị cảm cúm: Tinh dầu hồi điều chế từ hoa hồi dùng massage thái dương giảm đau đầu, xông mũi trị sổ mũi. Bên cạnh đó, rượu ngâm hoa còn dùng để massage lòng bàn chân làm ấm cơ thể giảm triệu chứng cảm cúm.
-
Trị bệnh nấm da, ghẻ lở: Hoa hồi khô dùng ngâm rượu hoặc làm tinh dầu có chứa nhiều thành phần hóa học có khả năng kháng khuẩn cao. Do đó, người ta dùng thoa lên các vùng da bị nấm hay ghẻ lở giúp chữa trị an toàn và hiệu quả.
-
Lợi sữa: Các mẹ sau sinh cũng có thể dùng hồi hoa giúp lợi sữa. Người xưa thường cho hoa vào các món ăn của phụ nữ sau sinh để giúp sữa có mùi thơm và về nhiều hơn.
-
Trị ngộ độc thức ăn: Hoa hồi còn có thành phần giải độc, giảm các triệu chứng của ngộ độc thức ăn. Đây là nguyên liệu thường thấy trong các bài thuốc chữa đau bụng, ói mửa do ngộ độc thực phẩm.
-
Giải độc rắn cắn: Trong một vài trường hợp bị rắn độc cắn thì hồi hoa cũng là phương pháp chữa bệnh quen thuộc. Lá cây hồi nhai nát đắp lên chỗ bị rắn cắn sẽ giúp giải độc nhanh chóng
-
Điều hòa khí huyết: Đông y dùng hoa hồi như một vị thuốc giúp điều hòa khí huyết cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đây là bí quyết của người xưa để duy trì tình thần thoải mái nhất là với những người có cường độ công việc cao.
-
Trị bệnh đái dầm: Dùng khoảng 4-8g hoa khô sắc nước uống hàng ngày trị được bệnh đái dầm và đái nhiều lần trong ngày.
-
Trị hôi miệng: Với mùi hương đặc trưng cùng đặc tính dược lý cao, hoa cũng là bí phương trị hôi miệng hiệu quả. Chỉ cần nhai đài hoa mỗi ngày rồi nuốt chữa được bệnh hôi miệng
-
Chữa táo bón: Dùng hoa hồi, bìm bìm sắc chung với ít gừng uống trong ngày cải thiện tình trạng táo bón, đại tiện dễ dàng hơn.
-
Giảm đau, giảm bầm: Rượu hoa hồi dùng xoa bóp ngoài da giúp làm tan các vết bầm, giảm đau tức thời.
-
Bổ tỳ: Dùng 4 đến 5 cánh hoa hồi nấu nước uống hàng ngày giúp bổ tỳ.
-
Trị bệnh nấm âm đạo: Có thể nói, hoa hồi là một trong những bí phương chữa trị bệnh nấm âm đạo cho phụ nữ thời xưa. Dùng hoa sắc nước rửa âm đạo giúp trị nấm, vệ sinh sạch sẽ.
-
Đi ngoài, nôn mửa: Khi bị đi ngoài hay nôn mửa mà không quá nặng thì có thể sử dụng hoa hồi để cải thiện tình hình tại nhà.
-
Diệt khuẩn, đuổi côn trùng: Người ta thường sử dụng tinh dầu hoa hồi để đuổi côn trùng như muỗi, kiến… Đây cũng là nguyên liệu giúp tiêu diệt vi khuẩn rất công hiệu.
-
Chữa bệnh đau lưng: Dùng hoa hồi đã bỏ hạt, sao vàng, tán nhỏ, tẩm chung với muối đắp lên lưng hay dùng rượu hồi xoa bóp đều giúp chữa bệnh đau lưng hiệu quả.
-
Trị ho, long đờm: Người bị ho đờm có thể dùng tinh dầu hồi pha loãng với nước ấm uống giúp long đờm, giảm ho. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống tinh dầu hồi nguyên chất gây bỏng cổ họng.
Hoa hồi có các bài thuốc khác nhau đối với các bệnh khác nhau, có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác để phát huy tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng hoa hồi để điều trị bệnh vẫn cần có sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Hoa hồi có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá mức vì cây có chứa chất độc Cis-Ethanol.
Hoa hồi có tác dụng gì trong nấu ăn
Nếu bạn biết nấu ăn, hoa hồi sẽ đưa món ăn của bạn lên một tầm cao mới. Hoa hồi góp phần làm cho các món ăn như phở truyền thống, cà ri hay thịt đông thêm thơm ngon, hấp dẫn và có mùi thơm đặc trưng.
Ngũ vị hương - loại gia vị nổi tiếng trong nấu ăn, được sử dụng rộng rãi, nguyên liệu chính là hoa hồi và quế.
Thêm hoa hồi vào món ăn không chỉ giúp các món ăn thêm đậm đà hương vị mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh hay thất thường.
Hoa hồi có tác dụng gì trong làm đẹp
Có thể hòa bột hoặc tinh dầu hồi với nước ấm rồi xông hơi giúp se khít lỗ chân lông và làm da sáng mịn. Ngoài ra, tinh chất kháng khuẩn trong hoa hồi có thể làm giảm nguy cơ viêm da và nổi mụn.
Một số lưu ý khi sử dụng hoa hồi khô
Mặc dù có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng sử dụng hoa hồi cũng cần phải lưu ý một vài điều như:
-
Không tùy ý sử dụng hoa quá nhiều vì thành phần cis-ethanol có thể thể gây ngộ độc cho người dùng.
-
Khi dùng tinh dầu hoa hồi cho da cần phải thử trước để tránh dị ứng với thành phần.
Hoa hồi giá bao nhiêu tiền 1kg?
Hoa hồi được sơ chế và bảo quản rất đặc biệt và có nhiều dạng khác nhau: hoa hồi tươi, hoa hồi khô, bột hoa hồi nghiền mịn, tinh dầu hoa hồi.
Tuy là dược liệu có tác dụng chữa bệnh cao nhưng giá hoa hồi không quá đắt, chỉ khoảng 120.000-150.000 đồng/kg. Hoa hồi bào đắt hơn một chút và có thể bảo quản được lâu hơn.
Tinh dầu hồi hiện nay được bán ở rất nhiều hiệu thuốc hoặc hiệu thuốc, với nhiều nhãn hiệu và mức giá khác nhau. Tinh dầu hồi dùng để phun sương, làm sạch không khí, tạo cảm giác thư thái và chống các bệnh về đường hô hấp. Giá trung bình của 100ml tinh dầu hồi nguyên chất là 250.000 VNĐ.
So với những công dụng của hoa hồi thì mức giá trên được cho là khá rẻ như làm dược phẩm, làm gia vị, làm mỹ phẩm, tạo hương thơm cho quần áo, nhà cửa… với nhiều mục đích sử dụng.
Bật mí những cách sử dụng hoa hồi
Hoa hồi nấu bò kho
Hoa hồi là gia vị không thể thiếu cho món bò kho truyền thống, mang đến hương vị độc đáo và hấp dẫn cho món ăn.Nguyên liệu chuẩn bị:
-
Thịt bò
-
Hoa hồi
-
Quế chi
-
Ngũ vị hương
-
Tỏi
-
Tương cà
-
Sả
-
Cà rốt.
Cách làm hoa hồi nấu bò kho:
-
Cắt thịt bò thành từng miếng nhỏ, ướp thịt bò với tỏi băm, muối và ngũ vị hương trong khoảng 15-30 phút cho gia vị ngấm vào thịt bò.
-
Cho dầu vào chảo, cho tỏi băm, sả, hồi, quế vào chảo đảo đều cho dậy mùi. Cà chua xắt lát mỏng cho vào món bò xào bắp bò.
-
Cho nước vào ninh thịt bò trong 1 giờ cho đến khi thịt săn lại, cho cà rốt vào nấu cùng.
-
Nêm muối (nước mắm)
-
Thêm nước tinh bột sắn và xay cho đến khi mịn
-
Tắt bếp và thưởng thức các loại rau thơm gồm: hành lá, ngò rí, ngò rí…
Người ta cho rằng, hoa hồi chính là “linh hồn” của món ăn này, giúp thịt bò dậy mùi và tạo nên hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
Hoa hồi dùng cho nước phở
Khi nấu nước dùng phở truyền thống, người đầu bếp chỉ cần cho 3-5 hoa hồi vào nước hầm xương để tạo mùi thơm rất đặc trưng và hấp dẫn.
Rượu ngâm với hoa hồi
Rượu thích hợp để ngâm hoa hồi là độ cồn từ 50-60. Với nồng độ này, các vi sinh vật có hại trong hoa hồi bị loại bỏ, đồng thời kích thích quá trình tiết ra tinh dầu và các chất dinh dưỡng trong hoa hồi.
Tỷ lệ ngâm rượu hoa hồi thích hợp là 1:10 (ngâm 1kg hoa hồi với 10 lít rượu), vì hoa hồi có đặc điểm cứng, không dễ hút nước. Khi ngâm rượu hoa hồi nhớ đậy kín vung. Rượu hồi nên ngâm trong vại sành hoặc chum sành để phát huy tác dụng và có mùi thơm đặc trưng.
Sau 1-2 tháng, hồi có thể dùng để phòng cảm, chữa một số bệnh đau khớp.
Với những chia sẻ về vấn đề hoa hồi có tác dụng gì được trình bày ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!