Thứ tư, 16/04/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Vì sao ghi chép chi tiêu mỗi ngày nhưng cuối tháng vẫn hết sạch tiền? Chuyên ra tài chính chỉ lý do bất ngờ

Vi An Thứ ba, 15/04/2025, 15:17 (GMT+7)

Bạn đã thử chăm chỉ ghi lại từng khoản chi tiêu mỗi ngày với hy vọng sẽ kiểm soát tài chính tốt hơn. Nhưng dù cẩn thận đến đâu, cảm giác “viêm màng túi” vẫn đều đặn quay lại vào cuối tháng. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nên chi bao nhiêu tiền cho một chiếc ghế ăn dặm? Tiêu chí để chọn được sản phẩm tốt nhất cho bé, cha mẹ không nên bỏ lỡ

Bật mí tiêu chí chọn mua máy xay cầm tay tốt nhất, chị em nội trợ nhất định phải biết

4 cách đặt mục tiêu tài chính cá nhân hiệu quả trong quản lý chi tiêu 

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần ghi lại mọi khoản chi thì sẽ kiểm soát được dòng tiền. Nhưng sự thật là ghi chép chỉ giúp bạn biết tiền đi đâu nhưng không giúp bạn quản lý tiền hiệu quả và có dư.

Quản lý chi tiêu không chỉ là nhìn lại những gì đã tiêu mà quan trọng hơn là lên kế hoạch trước để kiểm soát dòng tiền ngay từ đầu. Nếu bạn chỉ ghi chép mà không có nguyên tắc chi tiêu và kế hoạch tài chính cụ thể, thì việc ghi chép chỉ là một thói quen không mang lại kết quả như mong đợi.

Minh, 27 tuổi, sống tại Hà Nội, ghi chép chi tiêu rất đều đặn bằng app trên điện thoại. Mỗi ngày, anh đều cập nhật từ ly cà phê sáng đến tiền gửi xe. Nhưng đến cuối tháng, Minh vẫn thường xuyên phải vay mượn bạn bè vì lỡ tay tiêu hết tiền từ tuần thứ ba. “Mình biết rõ đã tiêu bao nhiêu, nhưng gần như không có giới hạn hay kế hoạch nào từ đầu. Thấy còn tiền thì cứ tiêu thôi”, Minh chia sẻ.

thumbnail-quy-tac-tai-chinh-phu-nu-tuoi-30-1420
Vì sao ghi chép chi tiêu mỗi ngày nhưng cuối tháng vẫn hết sạch tiền? (Ảnh minh họa)

Hay như Thảo một nhân viên văn phòng tại TP.HCM, thường xuyên ghi chép chi tiêu bằng sổ tay, nhưng lại dễ bị cám dỗ bởi các đợt khuyến mãi online. “Mình luôn ghi lại sau khi đã mua, chứ chưa bao giờ đặt câu hỏi trước đó là có nên mua hay không. Thành ra, dù ghi rất chăm, nhưng cuối cùng vẫn tiêu vượt ngân sách”, Thảo nói.

Vậy làm sao để thực sự quản lý chi tiêu hiệu quả? 

Theo chị Hoa Cherry Nguyễn - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT, để chi tiêu hiệu quả bạn cần nằm lòng những điều sau:

Thay đổi tư duy về tiết kiệm

Tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với khái niệm “tiết kiệm” và đều hiểu rằng tiết kiệm là tốt nhưng hầu như đều cảm thấy việc này thực sự khó khăn khi thực hiện. Nguyên nhân đến từ việc mọi người đang tư duy sai lầm khi nghĩ rằng: “Tiết kiệm = Thu nhập - Chi tiêu”.

Bạn nghĩ rằng kiếm được bao nhiêu, tiêu xong rồi còn lại bao nhiêu mới tiết kiệm. Nhưng thực tế, với cách làm này, tiết kiệm của bạn sẽ luôn bằng 0 hoặc rất ít, vì nhu cầu chi tiêu không bao giờ có giới hạn.

Bí quyết để khắc phục điều này chính là: "Chi tiêu = Thu nhập - Tiết kiệm”.

Ngay khi nhận lương hoặc có thu nhập, hãy trích ngay một khoản để tiết kiệm trước khi bắt đầu chi tiêu. Hãy coi đó là một "khoản bắt buộc" như tiền thuê nhà hay tiền điện nước, tiền chợ và thực hiện việc tiết kiệm đều đặn hàng tháng bạn sẽ thấy kết quả không ngờ. Khi số tiền còn lại sau khi tiết kiệm ít hơn, bạn sẽ tự động tìm cách tối ưu chi tiêu trong giới hạn đó.

Để tiết kiệm hiệu quả, bạn cần thiết lập một tài khoản tiết kiệm riêng, không để chung với tài khoản chi tiêu.

Và Đặt lệnh chuyển tiền tự động vào tài khoản tiết kiệm ngay khi nhận lương để không bị "quên".

e03968f1-c5a7-47df-be91-ede0b7d62c33-1420
Chị Hoa Cherry Nguyễn là chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT. Với tư duy lập kế hoạch và quản lý chi tiêu thông minh, chị giúp nhiều bạn trẻ tận hưởng cuộc sống mà không phải đánh đổi mục tiêu tài chính dài hạn.

Đặt mục tiêu rõ ràng cho khoản tiết kiệm

Tiết kiệm mà không có mục tiêu rất dễ bị “tiêu nhầm”khi có việc đột xuất.

Khi bạn có mục tiêu, bạn sẽ ít bị cám dỗ chi tiêu vào những thứ không quan trọng, vì bạn biết rằng mỗi đồng tiết kiệm đều đang hướng đến một điều lớn lao hơn.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã có bảo hiểm và quỹ dự phòng

Nếu bạn cứ để ra được ít tiền lại tiêu hết, thì lý do sâu xa có thể là bạn không có quỹ dự phòng hoặc bảo hiểm.

Khi có chuyện bất ngờ xảy ra như ốm đau, mất việc, xe hỏng, hỗ trợ người thân những sự kiện quan trọng như xây/sửa nhà, làm đám cưới,… bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút tiền tiết kiệm ra tiêu. Và thế là tiền tiết kiệm lại vỗ cánh bay xa mà lý do chi tiêu thì lại hết sức chính đáng.

Vậy quỹ dự phòng bao nhiêu là đủ?

Theo chị Hoa, quỹ dự phòng ít nhất là 3-6 tháng chi phí sinh hoạt và nếu bạn đã có bảo hiểm hoặc 6-12 tháng chi phí sinh hoạt nếu bạn chưa có bảo hiểm. Quỹ dự phòng không cần phải là một số tiền quá lớn vì chúng ta cần phân bổ tiền cho các mục tiêu khác.

Quỹ này giúp bạn không phải động vào tiền tiết kiệm khi có việc gấp. Và bạn nên gửi ngân hàng số để dễ rút khi cần.

Quỹ dự phòng và bảo hiểm chính là “hàng rào” bảo vệ tiền của bạn. Nếu kKhông có bảo hiểm và quỹ dự phòng, bạn sẽ luôn bị “tài chính giật lùi” mỗi khi gặp rủi ro, dù có tiết kiệm bao nhiêu đi nữa.

Vậy nên để quản lý chi tiêu hiệu quả thì tư duy tài chính đúng là chìa khóa, ghi chép chi tiêu chỉ nên là bước sau cùng, giúp bạn theo dõi và tối ưu kế hoạch đã đề ra, chứ không phải là cách duy nhất để quản lý tiền bạc.

Nếu bạn chỉ ghi chép chi tiêu mà không có tư duy tài chính đúng, thì việc ghi chép chỉ giống như nhìn lại những gì đã qua mà thôi.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục