Dùng ấm siêu tốc mắc phải sai lầm này vừa khiến bình giảm tuổi thọ, tốn điện lại tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường
Thói quen dùng ấm siêu tốc tưởng chừng vô hại này không chỉ khiến khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng vọt, bình giảm tuổi thọ mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng trở nên bận rộn hơn, vì vậy các sản phẩm đa năng được nhiều người sử dụng rộng rãi. Một trong số đó không thể không kể đến ấm siêu tốc. Đúng như tên gọi, thiết bị này giúp rút ngắn thời gian đun nước sôi cho người sử dụng. Chỉ trong thời gian ngắn 2-3 phút, người dùng đã có nước để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân.
Cũng chính bởi tính quen thuộc và dễ sử dụng nên nhiều gia đình thường chủ quan khi dùng ấm siêu tốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ gây tốn điện, nhanh hỏng, cháy nổ thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng, theo Gia đình & Xã hội.
Sai lầm khi dùng ấm siêu tốc nhiều gia đình mắc phải
Không đổ đúng lượng nước như quy định
Trên mỗi ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), để người dùng có thể quan sát bên ngoài và đổ lượng nước cho phù hợp.
Tuy nhiên rất ít người để ý đến điều này, đôi khi chỉ cần nấu một ít mà chị em lại không đổ đủ lượng nước theo vạch, hoặc đổ quá vạch khi cần nhiều hơn. Nếu lượng nước bạn đổ trên Max, khi sôi nước sẽ bị trào ra ngoài dễ bị chập điện, hư hỏng còn đổ dưới Min thì lượng nước không đủ, ấm siêu tốc sẽ bị nóng quá đóng cặn và nhanh hỏng.
Nấu nước liên tục
Nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm điện được nhiên liệu vì ấm đang nóng sẵn là suy nghĩ của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh. Cách tốt nhất bạn hãy để ấm có khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.
Đã có không ít trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Để sử dụng được tiếp, bạn cần phải chờ một thời gian để ấm nguội lại.
Cứ để nước đã đun trong ấm, khi cần dùng thì bật lên
Mặc dù ưu điểm của ấm siêu tốc là đun nhanh, nước sôi thì tự động tắt nhưng lại không có khả năng giữ được nhiệt. Vì điều này mà nhiều chị em có thói quen để nguyên nước trong bình đến khi nào cần dùng thì bật lên đun lại.
Việc đun đi đun lại nước nhiều lần sẽ khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng vọt bởi công suất của bình siêu tốc rất lớn (600-2.500 W). Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm điện hơn, bạn nên dùng kèm một chiếc phích giữ nhiệt. Khi đun nước bằng ấm siêu tốc, nên đổ ngay vào phích để giữ nhiệt, tránh phải đun đi đun lại.
Không vệ sinh ấm
Sau một thời gian nhất định, ấm siêu tốc sẽ đóng cặn rất nhiều dưới đáy, lớp cặn này rất dày nhưng nhiều người thường không để ý đến và nếu có thấy cũng cho là chuyện hết sức bình thường.
Tuy nhiên, nếu không vệ sinh cặn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng đun của ấm điện và còn làm tuổi thọ của ấm giảm đi đáng kể.
Hơn nữa, những cặn này chứa rất nhiều chất độc hại, việc vệ sinh thường xuyên cũng có thể đảm bảo độ trong lành của nước, trong sinh hoạt hàng ngày. Không quá khó để vệ sinh ấm siêu tốc, đầu tiên bạn pha giấm và nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ hỗn hợp vào khoảng 1/2 đến 3/4 ấm. Tiếp theo, đun sôi hỗn hợp, sau khi đun sôi để khoảng 15 đến 20 phút rồi đổ hết nước, giấm trong ấm đi. Chỉ với bước đơn giản này là ấm siêu tốc của bạn đã sạch mọi cặn bẩn.
Rót sạch nước ra khỏi ấm khi vừa đun xong
Thói quen đổ hết nước trong ấm sau khi đun xong là thói quen mà nhiều chị em hay mắc phải. Tuy nhiê, chị em cần phải thay đổi ngay nếu không muốn gây hại cho gia đình. Lý do vì sau khi nước được đun sôi luôn đạt đến 100 độ C, lúc này công tắc điện đã ngắt nhưng nước vẫn sôi tiếp do mâm nhiệt của ấm vẫn còn tỏa nhiệt, khi ấy nếu bạn trút hết nước ra khỏi ấm sẽ khiến mâm nhiệt dễ bị cháy và hư hỏng. Tốt hơn hết, bạn nên để lại khoảng 15ml nước trong ấm đun rồi chờ mâm nhiệt nguội hẳn mới đổ rót hết nước trong ấm.
Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước
Hành động sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rờ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.
Dùng ấm siêu tốc để nấu thức ăn
Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước, nhưng nhiều người lại lạm dụng nó để phục vụ nhu cầu khác như nấu canh, luộc trứng, luộc rau, luộc thịt,… điều này khiến cặn rất dễ đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng, thậm chí còn gây chập điện rất nguy hiểm.
Cắm điện trước khi cho nước vào
Thói quen cắm điện trước rồi cho nước vào ấm siêu tốc là thói quen nhiều người áp dụng nhất, điều này tưởng chừng vô hại nhưng lại là động tác nguy hiểm nhất.
Vì sau khi ấm được nạp điện, nó sẽ bắt đầu tạo ra dòng điện. Mặc dù chỉ mất thời gian khoảng 30 giây nhưng lúc này ấm đã cạn nước, rất dễ làm cháy bình và gây đoản mạch.
Càng để lâu, các linh kiện trong ấm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng khiến việc sử dụng ấm không đúng cách. Cách làm đúng là đổ nước vào ấm, đặt lên đế ấm rồi cuối cùng mới cắm điện, như vậy mới đảm bảo được tuổi thọ của ấm và an toàn điện trong gia đình.
- Nhấn nút này trên tủ lạnh, đồ ăn vẫn tươi ngon mà hóa đơn tiền điện lại giảm hàng tháng, không biết quá tiếc
- Bật điều hòa để 3 thứ này trong phòng, vừa tốt cho sức khỏe lại giảm hóa đơn tiền điện mỗi tháng
- Giật mình với những thói quen gây hại sức khỏe mà dân văn phòng hay mắc phải, cần loại bỏ ngay