Chuyên gia sức khỏe chỉ ra xu hướng chọn thực phẩm tốt năm 2024
Thực phẩm lành mạnh trở thành xu hướng hàng đầu trong năm 2024 với công dụng hữu hiệu nhằm phòng tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần. Sau đây là xu hướng thực phẩm trong năm 2024 mà các chuyên gia dinh dưỡng của Everyday Health và Inspira Health… chia sẻ.
Kelly Kennedy của Everyday Health), chuyên gia Sammi Brondo (New York), Lauren Twigge và Diana Wind (chuyên gia dinh dưỡng tại Inspira Health)
1. Nấu ăn tại nhà
Sau thời kỳ COVID-19, nguồn thực phẩm dự kiến tăng 1,2% vào năm 2024, chi phí ăn uống bên ngoài dự kiến tăng gần 5%. Vì vậy, nấu ăn tại nhà sẽ tiết kiệm ngân sách gia đình và đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng.
2. Nhiều protein thực vật
Chuyên gia Sammi Brondo cho biết: "Xu hướng protein sẽ tiếp tục tồn tại vào năm 2024, nhưng tôi nghĩ người mua hàng đang nhìn xa hơn đối với thịt động vật hay thịt có nguồn gốc thực vật. Họ bắt đầu tìm các nguồn thực phẩm nguyên chất như trứng, đậu phụ, phô mai, đậu và thậm chí cả bánh mì để đáp ứng mục tiêu về protein của mình…".
3. Hải sản làm từ thực vật
Thời gian gần đây, các thương hiệu thực phẩm đóng gói làm từ thực vật mang đến các sản phẩm chay và hải sản, như nấm có hương vị như sò điệp và rau củ trong cuộn sushi thay thế cho hải sản… Đó là xu hướng thực phẩm mới trong năm 2024.
4. Uống nước từ tự nhiên
Các thương hiệu nước uống mới đang sử dụng nước từ các sản phẩm phụ từ trái cây thay vì bỏ đi. Một số tổ chức phi chính phủ đang hỗ trợ việc nuôi hàu để thúc đẩy quá trình lọc nước tự nhiên bằng cách nuôi trồng thủy sản giúp phục hồi hệ sinh thái ven biển.
5. "Thực phẩm như thuốc"
Dự báo cho thấy, thị trường thực phẩm chức năng của Hoa Kỳ sẽ tăng khoảng 9% từ năm 2023 đến năm 2030 và năm 2024 sẽ là năm tăng mạnh nhất. Thực phẩm chức năng mang lại lợi ích sức khỏe, phòng ngừa và điều trị bệnh khi được sử dụng đúng cách. Mới đây, Nhà Trắng của Mỹ đã phát triển sáng kiến "thực phẩm như thuốc" nhằm giảm các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
6. Bổ sung choline
Choline giúp hình thành các màng bao quanh tế bào và là chất dinh dưỡng cần thiết cho não và hệ thần kinh để điều chỉnh tâm trạng, trí nhớ và kiểm soát cơ bắp. Choline cũng đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai, vì nó giúp hỗ trợ sự phát triển não và tủy sống cho thai nhi.
Gan có thể giúp sản xuất choline nhưng chúng ta có thể bổ sung lượng lớn choline cần thiết cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, thịt gà, trứng và bông cải xanh
7. Thức ăn tốt cho đường ruột
Không chỉ cho tốt cho tiêu hóa, hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh còn hỗ trợ sức khỏe não bộ, tâm trạng, giấc ngủ, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhóm vi sinh vật tốt (probiotic) bao gồm sữa chua, men kefir, kim chi, dưa cải, phô mai lên men, trà kombucha. Bên cạnh đó, chất xơ có trong rau, trái cây và các loại đậu (prebiotic ) như chuối, quả việt quất, atisô, bột yến mạch, rau bina và hành tây… có thể hoạt động như men vi sinh và hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.
8. Không đường và chất ngọt nhân tạo
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ưu tiên các chất làm ngọt tự nhiên như trái cây tươi, siro từ chà là, bắp… nhưng cần loại bỏ hoàn toàn vị ngọt để có hương vị hấp dẫn và ít gây khó chịu.
9. Sử dụng gia vị thảo mộc
Hoạt chất cay trong quế, hồi, đinh hương, tiêu, gừng, nghệ, tỏi, rau mùi… có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và giảm đau. Tuy nhiên, chúng cần được chế biến trong các bữa ăn lành mạnh để tăng cường hương vị và kích thích tiêu hóa.
10. Ẩm thực đa văn hóa
Ẩm thực đa văn hóa mang đến cho người thưởng thức những hương vị kỳ lạ và những màu sắc hài hòa trong các món ăn. Từ đó, chúng ta có cảm giác thèm ăn hơn và bổ sung những hạn chế trong chế độ dinh dưỡng đặc trưng thường ngày.
- 11 mẫu nhà cấp 4 đẹp, hiện đại, hợp xu hướng năm 2024
- Làm thế nào để giảm muối mà không làm mất đi hương vị thực phẩm?
- Đừng ăn những thực phẩm này khi dạ dày bạn còn rỗng