Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 27/05/2024, 16:37 (GMT+7)

Chuyên gia cảnh báo 6 nhóm người không nên ăn bún và gợi ý cách chọn bún an toàn

Bún là nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn bún nếu chứa chất bảo quản có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Trao đổi với Gia đình & Xã hội, Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, bún là thực phẩm làm từ gạo trắng, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bún mọc, bún xào, bún trộn. Tuy nhiên, món bún cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Với cách làm truyền thống, người sản xuất thường ngâm gạo từ 48-72 giờ sau đó mang đi xay tách nước. Kế tiếp, cho hỗn hợp vừa thu được vào máy ép sợi rồi chân qua nước nóng để bún không dính, nát. Song dù kỳ công là vậy nhưng cách làm này lại khiến bún nganh có mùi chua, dễ hỏng, dễ nát.

Những ai nên hạn chế ăn bún?

Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, quá trình làm bún đã trở nên đơn giản hơn. Một số người còn cho thêm các chất bảo quản. Đặc biệt, một số mẫu kiểm tra cho thấy bún chứa huỳnh quang (tinopal) và hàn the. Tinopal có tác dụng làm sợi bún trong, bóng hơn. Hàn the để sợi giòn, dai. Theo đó, nếu bạn ăn phải bún chứa các hóa chất này, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, thậm chí ung thư.

Cách chọn bún an toàn?

Theo khuyến cáo, người dân nên chọn các loại bún có màu trắng đục, sợi không dai, khi sờ vào có độ dính nhẹ, ấn mạnh sẽ nhuyễn như cơm. Đặc điểm khác của loại bún này là khi chần qua nước sôi nóng hơn 100 độ C sẽ dễ đứt gãy. Khi ăn bún có mùi chua tự nhiên và nhai có vị ngọt của gạo. 

Đối với các loại bún chứa chất hàn the, sợi bún thường dai hơn, khó đứt gãy, chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của gạo tự nhiên. Dấu hiệu đặc trưng của loại bún này là có thể để từ 1-2 ngày mà không hỏng, do có chứa chất bảo quản. 

Ai nên hạn chế ăn bún?

Theo Phó giáo sư Thịnh, nếu bạn bị viêm dạ dày, tốt nhất không nên ăn bún. Bởi, trong quá trình làm bún, gạo được ngâm lâu và quá trình lên men này có thể gây đầy bụng, khó tiêu, làm tăng tình trạng viêm, loét. Những người gặp vấn đề về tiêu chảy, đại tràng hay người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng được khuyến cáo nên hạn chế ăn bún. 

Một tuần nên ăn bún mấy lần?

Lời khuyên được Phó giáo sư Thịnh đưa ra là chỉ nên ăn 1 bữa bún trong một tuần nếu muốn đổi khẩu vị. Khi ăn, bạn nên chọn bún còn tươi, không ăn loại để qua đêm có mùi chua, nhớt và nhai kỹ trong khi ăn vì bún thường khó tiêu hơn cơm. 

Cùng chuyên mục