“Chuột rút” khi ngủ có phải chỉ do thiếu canxi không?
Nhiều người thường bị “chuột rút” khi ngủ trong mùa đông. Hiện tượng này có phải do thiếu canxi hay không?
Hiện tượng “chuột rút” là gì?
Hiện tượng chuột rút lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường có xu hướng gia tăng dần theo độ tuổi. Người bình thường khỏe mạnh, đôi khi cũng gặp phải chuột rút vào bất cứ thời điểm nào đó trong ngày.
Khoảng 1/3 những người trên 60 tuổi và gần 50% số người già từ 80 tuổi trở lên bị chuột rút vào ban đêm. Trong số đó, có khoảng 40% bệnh nhân bị chuột rút khi ngủ với tần suất khoảng 3 lần/tuần, thậm chí một số trường hợp có thể bị mỗi ngày.
“Chuột rút” là hiện tượng những cơn đau dữ dội sau khi cơ co rút lại nhưng không thể thả lỏng. Về lâm sàng, hiện tượng này được gọi là co cứng cơ, tức là cơ đột ngột co bóp mạnh không kiểm soát được. Khi cơ co đến mức nhất định, cơ thể sẽ thấy đau rõ rệt, khi co cơ thì cơ ở vùng bị đau rất cứng.
Nguyên nhân gây “chuột rút”
Nguyên nhân sinh lý
- Trời lạnh
Co cứng cơ sinh lý là hiện tượng bình thường của cơ thể. Hiện tượng này thường gặp khi trời lạnh, kích thích sự co bóp của mạch máu, từ đó gây ra hiện tượng “chuột rút” ở chân.
- Vận động quá sức
Khi vận động quá sức, cơ bắp mỏi mệt hoặc chấn thương, axit lactic chuyển hóa tại chỗ cũng có thể tăng lên. Quá trình vận động sẽ làm tiêu hao lượng đường ở gan, nếu tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo cho cơ thể, sẽ khiến chân bị “chuột rút” ngay khi vận động hoặc khi ngủ.
- Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Những người thường bị áp lực, căng thẳng quá độ sẽ dễ bị “chuột rút” khi ngủ, vì tình trạng căng thẳng có thể khiến cho các hormon trong cơ thể bị mất cân bằng, nhịp tim nhanh, huyết áp cao. “Chuột rút” lúc ngủ đa phần xảy ra ở vùng chân, hay gặp nhất là ở cơ bắp chân, bàn chân, mắt cá chân và ngón chân. Nếu bệnh nhân bị chuột rút ở đùi, cơ đùi trước, cơ đùi sau…
Nguyên nhân bệnh lý
Co cứng cơ bệnh lý là do não bị thiếu oxy vì những nguyên nhân như rối loạn phát triển bẩm sinh, quá trình chuyển hóa bất thường, thiếu oxy chu kỳ sinh, hệ thần kinh nhạy cảm. “Chuột rút” bệnh lý phải tìm nguyên nhân cụ thể, không nên tùy tiện bổ sung canxi vì không khiến tình trạng thuyên giảm. Các nguyên nhân bệnh lý khiến chân bị “chuột rút” bao gồm:
- Bệnh gan
Theo y học cổ truyền, gan là cơ quan kiểm soát gân cốt, chịu trách nhiệm tổng hợp một số protein trong cơ thể. Người mắc bệnh gan rất dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh vận động. Gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể, nếu gan bị bệnh thì cơ thể sẽ tích tụ chất độc, gây ra hiện tượng “chuột rút”.
- Bệnh thận
Những bệnh nhân bị suy thận, phải thường xuyên lọc thận sẽ không thể chuyển hóa các chất dư thừa trong cơ thể một cách hiệu quả. Các chất điện giải trong cơ thể bệnh nhân thay đổi liên tục trong quá trình lọc thận có thể gây ra “chuột rút”.
- Tắc nghẽn động mạch chi dưới
Tắc động mạch chi dưới xảy ra khi các mạch máu chi dưới bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở các chi. Để giải tỏa tình trạng này thì các cơ sẽ cố gắng co lại, làm tăng tốc độ lưu thông của mạch máu chi dưới, dẫn đến “chuột rút”.
Những người mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường… nếu thường xuyên bị chuột rút thì nên đến bệnh viện kiểm tra mạch máu để tránh gây tổn thương nặng hơn cho cơ thể. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị “chuột rút” do cơ thể tăng tích trữ nước và mất cân bằng chất điện giải, thay đổi nội tiết tố kèm theo sức nặng của thai nhi, khiến cho tuần hoàn máu ở chân kém đi.
Làm gì để phòng tránh và giảm tình trạng “chuột rút” khi ngủ?
Trong trường hợp đang bị chuột rút, có thể xả nước ấm lên vùng bị “chuột rút” trong khoảng 5 phút để làm dịu cơn đau do chuột rút gây ra. Khi bị chuột rút, không được gập chân mà hãy duỗi thẳng chân hết mức có thể và thả lỏng trong khoảng 15 giây để làm giảm cơn đau co thắt cấp tính.
Để giảm tình trạng “chuột rút” khi ngủ, người bệnh nên dành thời gian ngâm chân trước khi đi ngủ. Việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm tình trạng các cơ chi dưới căng cứng dẫn đến “chuột rút”. Không nên ngồi lâu một chỗ, cần tăng cường tập luyện và bổ sung nước sau khi tập xong để tránh mất nước, khiến mất cân bằng điện giải và chuột rút. Giữ ấm cơ thể để tránh bị cơn lạnh kích thích làm co mạch, lâu dần gây ra tình trạng “chuột rút” khi ngủ.
- Ngâm chân trong nước ấm trước khi ngủ có tốt không?
- Lưu ý tập thể dục sáng sớm mùa đông để phòng tránh đột quỵ