Thứ ba, 11/07/2023, 13:35 (GMT+7)

Chỉ với 1 bước sau khi tắt điều hòa, bạn sẽ tiết kiệm được trăm nghìn tiền điện mỗi tháng

PV (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Chỉ với một bước đơn giản này, vừa giúp bạn tiết kiệm được hàng trăm nghìn tiền điện mỗi tháng mà lại tăng độ bền cho thiết bị.

Vào những ngày hè oi bức, điều hòa trở thành thiết bị điện được các gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng nó đúng cách để tiết kiệm điện cũng như đảm bảo sức khỏe của những thành viên trong gia đình, giúp thiết bị bền lâu.

Hầy hết khi sử dụng người dùng thường chọn nhiệt độ dưới 25 độ C cùng mức gió cao nhất để làm mát nhanh chóng và thoát khỏi cảm giác khó chịu, nóng bức. Tuy nhiên, theo các chủ cửa hàng điện lạnh, khi mới bật bạn nên để mức nhiệt 25 độ trong khoảng 30 phú đầu tiên. Sau đó nên tăng lên nhiệt độ 27 độ và mức gió từ 1-2 để đỡ chi phí tiền điện.

Huong-dan-cach-tiet-kiem-ca-tram-nghin-tien-dien-moi-thang-chi-voi-1-buoc-sau-khi-tat-dieu-hoa-1

Ngoài ra, có một cách tiết kiệm điện khi dùng điều hòa mà ít ai biết đó là thay vì tắt bằng điều khiển bạn nên ngắt hoàn toàn nguồn điện. Theo đó, nếu chỉ nhấn nút OFF trên điều khiển, điều hòa sẽ không ngắt hẳn nguồn điện mà chỉ được đưa về chế độ chờ đồng thời vẫn tiêu thụ một lượng điện đáng kể. Một số nghiên cứu cho thấy điều hòa ở chế độ chờ có thể tiêu thụ lượng điện năng tương đương với bóng đền 15W.

Bên cạnh đó, nếu nguồn điện trong nhà không ổn định, việc tắt điều hòa bằng điều khiển có thể tiềm tàng nguy cơ chập điện hoặc cháy nguồn.

Vì vậy, tốt nhất là sau khi tắt điều hòa bằng điều khiển, bạn nên ngắt nguồn điện để tiết kiệm điện và còn giúp duy trì tuổi thọ, độ bền của thiết bị cũng như tránh nguy cơ cháy, nổ.

Những thiết bị nên rút phích cắm, ngắt nguồn điện sau khi dùng

Cục sạc điện thoại, máy tính

Nhiều người có thói quen cắm cục sạc điện thoại, máy tính trong ổ điện cả ngày ngay cả khi không sử dụng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra nguy cơ chập cháy điện. Bên cạnh đó, nếu nhà có trẻ nhỏ, bé có thể sẽ tò mò cho đầu dây sạc vào miệng gây ra hậu quả đáng tiếc.Laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm ngay cả khi bạn tắt bằng lệnh "Turn off". Trung bình những thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của cả gia đình sẽ bị đội lên khoảng 3 số điện “vô ích” cho mỗi chiếc máy tính trong nhà. Hơn thế, nếu bạn có thói quen để máy ở chế độ chờ "Stand by" thì con số này sẽ cao gấp 1,5 lần.

Tivi

Đa số mọi người khi dùng tivi chỉ dùng điều khiển từ xa để tắt mà quên việc rút phích cắm. Trên thực tế, màn hình tivi không sáng nhưng thiết bị vẫn ở trạng thái chờ nên vẫn tiêu thụ điện. Tuy nhiên, hãy lưu ý không rút dây điện đột ngột sẽ gây hại cho tuổi thọ của tivi, rút điện khi chưa tắt nguồn tivi còn dễ gây chập cháy điện.

Huong-dan-cach-tiet-kiem-ca-tram-nghin-tien-dien-moi-thang-chi-voi-1-buoc-sau-khi-tat-dieu-hoa-2

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên sử dụng tivi hãy tắt tivi bằng điều khiển trước rồi mới rút dây nguồn chứ không nên rút điện đột ngột. Nếu gia đình bạn không dùng tivi nhiều ngày hoặc trong điều kiện giông sét, hãy tắt tivi bằng điều khiển trước khi rút hẳn điện cho an toàn.

Bình nóng lạnh

Một thiết bị điện ngốn nhiều tiền điện không thể không kể đến đó là bình nóng lạnh. Vì nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh thường chỉ rơi vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày nên khi không dùng, bạn hãy ngắt hẳn nguồn điện của bình nóng lạnh bằng cắt rút phích cắm hoặc ngắt cầu dao. Đến khi cần sử dụng, bạn chỉ cần bật bình nóng lạnh trước khoảng 20-30 phút. Khi nước đã đủ nóng, hãy ngắt điện của bình nóng lạnh. Làm như vậy vừa tiết kiệm điện vừa tránh được nguy cơ rò điện, giật điện trong quá trình sử dụng.

Cùng chuyên mục