Thứ hai, 20/03/2023, 09:32 (GMT+7)

Tập yoga sai cách có thể gây chấn thương nghiêm trọng

Phương Thảo (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Yoga mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cả về thể chất và tinh thần, nhưng nếu tập không đúng cách có thể gây ra các chấn thương, bong gân và căng cơ.

1. Một số chấn thương yoga thường gặp khi tập yoga

Chấn thương yoga: Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến thị lực kém đi, thậm chí mù lòa.

Khi bạn thực hiện một số tư thế yoga đảo ngược như trồng chuối, đứng bằng vai, nhãn áp sẽ tăng lên và có thể gây ra các biến chứng cho tình trạng mắt.

chấn thương yoga
Chấn thương yoga có thể gặp là tăng nhãn áp

Chấn thương yoga: Tăng huyết áp

Thở mạnh và các tư thế đảo ngược cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn bị tăng huyết áp từ trước, nhất là một số bài tập yoga nâng cao, có cường độ mạnh.

chấn thương yoga
Tập yoga với cường độ mạnh làm tăng huyết áp

Chấn thương lưng

Tập gập người về phía trước quá mạnh có thể gây tác động vào các đĩa đệm dễ bị tổn thương ở lưng của bạn, đặc biệt là đĩa đệm ở cột sống thắt lưng.

Chấn thương yoga: Căng cơ

Người tập yoga nghĩ rằng họ có thể duỗi người sâu hơn bình thường, giáo sư lâm sàng về phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Bệnh khớp của Đại học New York, Win Chang cho biết: "Mặc dù nó có thể mang lại cảm giác tốt, nhưng việc kéo căng cơ bắp của bạn có thể gây phản tác dụng". 

Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, viêm và viêm khớp. Giáo sư Win Chang cho biết các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đang gặp ngày càng nhiều chấn thương khi tập yoga.

Chấn thương yoga: Nhiễm trùng

Môi trường tập thể thao dễ đổ mồ hôi, nóng ẩm, là điều kiện cho vi trùng phát triển.

2.Các tư thế yoga dễ gây chấn thương

Một số động tác, tư thế dễ gây chấn thương yoga như:

Trồng chuối bằng đầu gây chấn thương yoga

chấn thương yoga
Tư thế trồng chuối dễ gây chấn thương yoga nghiêm trọng

Đứng gập người về phía trước

chấn thương yoga
Tư thế yoga này dễ gây căng cơ

Tư thế tam giác cố định

chấn thương yoga
Ảnh minh họa

Tư thế con lạc đà

chấn thương yoga
Tư thế con lạc đà trong yoga

2.Các bộ phận dễ bị chấn thương khi tập yoga

Xương sườn: khi tập các tư thế vặn xoắn không đúng cách, có thể bị bầm tím ở các cơ liên sườn.

Khuỷu tay: Các khớp khuỷu tay và cổ tay dễ bị chấn thương nếu tập các tư thế chống đẩy không đúng cách hoặc không khởi động trước khi tập.

Cổ tay: Các tư thế lộn ngược sẽ khiến cổ tay đối mặt với nguy cơ chấn thương cao

Lưng dưới: Khi thực hiện những tư thế tạo áp lực lên cột sống, đây là bộ phận dễ gặp chấn thương nhất

chấn thương yoga
Lưng dưới là bộ phận dễ gặp chấn thương yoga nhất

Đầu gối: Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chấn thương đầu gối là do tập tư thế hoa sen.

Gân kheo: Loại chấn thương này thường là do gân kheo bị kéo căng quá mức

Hông: Có nhiều động tác đòi hỏi phải sử dụng hông, do đó bộ phận này gặp rất nhiều áp lực. Thậm chí, việc này còn khiến cơ đùi trong và háng bị rách

Cổ: Vị trí đặt cổ không chính xác sẽ khiến cổ không còn chấn thương và linh hoạt

4.Một số lưu ý để tránh gặp chấn thương yoga

  • Nếu bạn có bệnh nền từ trước, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện yoga.
  • Luyện tập quá mức so với kinh nghiệm của bạn, mất tập trung khi chuyển sang tư thế khác cũng có thể khiến bạn bị chấn thương. 
  • Để hạn chế chấn thương yoga, bạn nên thực hành dưới sự hướng dẫn của người giáo viên, người có kinh nghiệm.
  • Không dùng chung thảm tập, khăn hoặc quần áo với người khác. Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch hoặc bình xịt cồn để vệ sinh thảm tập yoga.
  • Dù có vết thương nhỏ cũng cần băng bó cẩn thận
  • Không nên vào các phòng tập bẩn, ẩm ướt, mùi mồ hôi.

Bài viết này thuộc series yoga

Yoga là phương pháp cải thiện sức khỏe và giữ gìn vóc dáng được rất nhiều người yêu thích. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về Yoga trước khi luyện tập để xem bộ môn này có phù hợp với bạn hay không nhé.

Xem thêm
Cùng chuyên mục