Thứ năm, 02/03/2023, 14:50 (GMT+7)

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ cáu gắt?

PV - t/h (Theo Hipencilstore, Fagomom)

Việc trẻ thường xuyên cáu gắt là thử thách mà nhiều cha mẹ phải đối mặt. Thay vì nóng giận và mất bình tĩnh, cha mẹ nên làm gì khi trẻ cáu gắt?

Vì sao trẻ hay cáu gắt? 

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Denis Sukhodolsky, không có gì lạ khi một đứa trẻ dưới 4 tuổi có tới 9 cơn nỗi giận mỗi tuần, các cơn khóc, đá, giậm chân kéo dài từ 5-10 phút. Cơn giận dữ sẽ tiếp tục được duy trì khi chúng lớn hơn và trở thành một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển, các vấn đề với bạn bè cùng trang lứa, gia đình. 

Mỗi đứa trẻ có những hình thức thể hiện tức giận khác nhau ở từng giai đoạn. Đối với em bé 1 – 3 tuổi, lúc này khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, con sẽ có những thái độ ăn vạ, khóc, la hét, đập phá đồ chơi để gây sự chú ý của người lớn.

tre cau gat Tiepthigiadinh H1
Hiện tượng trẻ gắt gỏng, cau có bất thường khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

Sau khi đi học hoặc đi chơi, trẻ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất sức, vì vậy mẹ không nên hỏi han, quấy rầy trẻ quá nhiều mà hãy để trẻ có thời gian nghỉ ngơi nhất định. Không giống như người lớn, trẻ dễ cáu kỉnh sẽ kém kiểm soát và dễ bộc lộ sự gắt gỏng, khó chịu của bản thân. Bên cạnh đó, trẻ em luôn rất háo hức để giành chiến thắng và sẽ trở nên buồn bã và khóc khi bị thua trong một trò chơi hoặc cuộc đua.

Lớn thêm một chút, trẻ biết lý luận, cãi vã đôi khi có những phát ngôn không đúng. Mà những hành vi như vậy đa số con bị ảnh hưởng bởi chính cha mẹ, môi trường sống xung quanh. 

Cha mẹ làm gì khi trẻ cáu gắt?

Phân tán sự chú ý

Trẻ cáu gắt sẽ không làm chủ được hành động của mình và có thể sẽ tự làm tổn thương bản thân. Chẳng hạn như trẻ sử dụng dao, vật nhọn, cầm cốc thủy tinh… Cha mẹ hãy cố gắng phân tán sự chú ý của trẻ bằng cách cho chúng thực hiện những công việc khác. Nếu thành công trong việc chuyển hướng chú ý của trẻ, sẽ tránh được cơn quấy khóc om sòm khi trẻ không được làm điều mình mong muốn.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ chưa kịp phân tán chú ý mà trẻ đã có những phản ứng cáu, khó chịu, ngay lập tức dành cho trẻ những cái ôm, bế trẻ lên hoặc cho trẻ sang một môi trường khác... Điều này sẽ giúp trẻ tránh được sự căng thẳng.

Luôn giữ bình tĩnh khi trẻ cáu gắt 

tre cau gat Tiepthigiadinh H2
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh khi trẻ cáu gắt.

Cha mẹ sẽ khó tránh những cảm xúc bực tức, bất lực khi trẻ luôn mè nheo, có hành vi ăn vạ hay đập phá đồ đạc... Những hành động này khiến cha mẹ dễ mất kiểm soát, quát hoặc thậm chí dùng đòn roi để cho trẻ sợ. Tuy nhiên, lạm dụng đòn roi sẽ khiến trẻ trẻ nên bất trị và không trị được tận gốc việc trẻ cáu gắt. Thay vào đó, cha mẹ hãy bình tĩnh hết sức, im lặng để trẻ về phòng hoặc đến một góc yên tĩnh để có thời gian nguôi đi cơn giận và sau đó nhẹ nhàng dạy dỗ. 

Chỉ ra hậu quả của việc cáu gắt

Chúng ta không thể ngăn cản việc trẻ cáu gắt, tức giận vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển tâm lý. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải cho trẻ biết hậu quả sau những lúc tức giận là gì để từ đó trẻ nhận thức được việc làm của chính mình.

tre cau gat Tiepthigiadinh H3
Nhẹ nhàng chỉ bảo khi trẻ đã nguôi ngoai bực tức.

Cha mẹ có thể đặt ra giả thiết nếu trẻ tức giận với bạn bè cùng lớp thì sẽ phá vỡ các mối quan hệ, bạn bè sẽ xa lánh và không còn muốn làm bạn với con. Đưa ra những tình huống thực tế có tính thuyết phục cao. Ngoài ra tức giận, cáu gắt còn làm cho trẻ rơi vào trạng thái cô lập, dễ mắc chứng rối loạn tự kỷ...

Tôn trọng ý kiến của trẻ

Ở một mức độ cơ bản để thể hiện sự tôn trọng của cha mẹ đối với trẻ là cho trẻ tự chủ mọi thói quen, sinh hoạt cá nhân như: tự tắm, chọn quần áo để mặc, tự quyết kiểu tóc mình thích... Khi trẻ lớn, hãy để trẻ tự đưa ra quyết định, cha mẹ chỉ nên lắng nghe và đưa ra ý kiến lời khuyên để giúp trẻ định hướng được đúng sai. 

Thể hiện tình yêu thương với trẻ 

Cốt lõi của những hành vi cáu gắt xuất hiện ở trẻ là để thu hút sự chú ý từ người lớn, mọi người xung quanh. Điều này biểu hiện cho những đứa trẻ thường xuyên thiếu sự quan tâm từ gia đình. Vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên dành thời gian nhiều hơn cho trẻ.

tre cau gat Tiepthigiadinh H4
Luôn lan tỏa năng lượng vui tươi, tích cực cho trẻ.

Đừng quên dành cái ôm, hôn và lời yêu thương dành cho trẻ mỗi ngày. Những buổi tối, cha mẹ hãy cùng trẻ học bài, chơi đùa, trò chuyện. Cuối tuần, hãy cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể. Sự vận động giúp thay đổi không khí, tốt cho tâm trạng của trẻ...

Sắp xếp nếp sinh hoạt gia đình 

Môi trường gia đình là cái nôi để nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Cha mẹ có phong cách tốt, trẻ sẽ ảnh hưởng được những điều tích cực, phát triển tốt. Ngược lại, nếu trẻ luôn phải chứng kiến nhứng cuộc cãi vã giữa cha mẹ hay đôi khi chúng ta vô tình có phát ngôn không đúng mẫu mực vô tình trở thành tấm gương xấu cho trẻ học theo.

Xây dựng gia đình mẫu mực là yếu tố cần thiết trong quá trình nuôi dạy con trẻ. Một gia đình luôn tràn ngập yêu thương, con cái cảm thấy hạnh phúc vì lúc nào cũng có cha mẹ san sẻ vui buồn. Những điều này góp phần bồi dưỡng phát triển trí tuệ, tính cách vui tươi hoạt bát cho con trẻ. 

Cùng chuyên mục