Vì sao nói đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp?
Theo quan niệm của người xưa, tháng Tám và tháng Chạp là hai tháng mang lại nhiều lo lắng. Vậy con người khi ấy có thật sự sợ những khoảng thời gian này?
"Đàn ông sợ tháng Tám"
Tháng Tám trong lịch xưa là tháng của mùa màng thu hoạch. Đối với xã hội xưa, lương thực được xem là một trong những vấn đề sống còn, rất quan trọng. Thu hoạch của một năm có tốt hay không phụ thuộc vào kết quả của những mùa gặt.
Trong thời đại này, đàn ông là trụ cột gia đình, là lao động chính. Vì vậy, mùa gặt cũng là thời gian nam giới bận rộn nhất năm. Đặc biệt là trong điều kiện không có máy móc và công nghệ canh tác tiên tiến, họ chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân để đảm đương nhiệm vụ thu hoạch mùa màng nặng nề.
Ảnh minh họa.
"Đàn ông sợ tháng tám" không có nghĩa là đàn ông lười biếng, sợ lao động. "Sợ tháng tám" ở đây không nên hiểu theo nghĩa đen mà là phép hoán dụ cho lòng tin, sự chờ đợi và có phần lo lắng cho thời gian quan trọng nhất năm.
Với đàn ông tháng Tám là lúc họ mang nhiều nỗi lo toan, thể hiện trách nhiệm vai trò của người đàn ông. Và nếu không hoàn thành mùa màng tốt, vợ con có thể bị đói. Vì vậy, đây thực chất là biểu hiện của ước vọng về mùa gặt bội thu.
“Đàn bà lo tháng Chạp"
Tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm âm lịch. Chính vì vậy, đây được xem là thời điểm quan trọng để chuẩn bị đón chào Tết nguyên đán trong văn hóa Á Đông.
Đối ứng với vế "đàn ông sợ tháng tám", nếu nam giới bận nhất vào tháng Tám thì khoảng thời gian bận rộn nhất của nữ giới là cuối năm. Để đón năm mới, người phụ nữ thường phải đảm đương nhiều trách nhiệm và chuẩn bị chu toàn để gia đình đón Tết.
Thời xưa, những người phụ nữ nội trợ chăm sóc chồng con càng bị để ý bởi công dung ngôn hạnh. Thế nên tháng Chạp có rất nhiều gánh nặng lên vai phụ nữ như nhiều cỗ bàn nấu nướng, phải lo chu toàn sao cho tiết kiệm lại đủ đầy, sắm sửa quần áo cho chồng con, chăm lo Tết cho bên nội, bên ngoại. Việc chuẩn bị Tết thường kéo dài suốt tháng mà gần như không có ngày nghỉ. Điều này khiến tháng Chạp là tháng bận rộn nhất của phụ nữ.
Đồng thời tháng mười hai âm lịch thường là đỉnh lạnh trong năm, phụ nữ làm việc trong thời tiết này quả thực khó khăn hơn. Người phụ nữ tần tảo trong quãng thời gian có thời tiết khắc nghiệt nhất của một năm là một hình ảnh đáng được tôn trọng. Vì vậy câu nói "đàn bà lo tháng Chạp" thực chất là lời khen cho sự cần cù của nữ giới.
Ở khía cạnh khác, có thể hiểu dù là phụ nữ hay nam giới thì ai cũng có trách nhiệm, không thể nói là phụ nữ thì sướng hơn đàn ông hay làm đàn ông thì sướng hơn phụ nữ. Dù là đàn ông hay phụ nữ cũng cần phải san sẻ công việc để chăm lo cho cuộc sống trong gia đình.
Trên thực tế, ngày nay, đàn ông không còn sợ tháng Tám và nỗi lo tháng Chạp của phụ nữ hiện đại cũng giảm bớt. Tuy nhiên, tháng Chạp vẫn là tháng có nhiều lo toan cho nhiều gia đình, khi mà phải lo về quê đón Tết, làm sao cho chu toàn, làm sao Tết vui, làm sao để có đủ tài chính dư giả.
Ảnh minh họa.
Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp còn là kinh nghiệm tài vận
Theo quan niệm phong thủy của người xưa thì mọi thứ cần phải có cân bằng âm dương, không nên thịnh bên nào. Con trai sinh vào tháng tính âm và con gái sinh vào tháng có tính dương sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi.
Trong khi đó tháng Tám âm lịch là tháng có tính dương mạnh. Bé trai ra đời mang nhiều tính dương trong người lại gặp tháng dương thì dương quá vượng nên sẽ có những ảnh hưởng tới tài vận về sau. Còn phụ nữ được sinh ra vào tháng Chạp lạnh giá thì tính âm tăng nên sinh vào tháng Chạp không tốt cho vận mệnh của người phụ nữ sau này.
Thế nên đàn ông sinh tháng Tám, đàn bà sinh tháng Chạp sẽ thường chịu nhiều sóng gió, gian truân trên đường đời, cuộc sống lắm thăng trầm vất vả.
Dù không có nghiên cứu khoa học này chứng minh quan điểm này nhưng có thể thấy rõ tư tưởng của cổ nhân về sự cân bằng. Thời nào cũng vậy cân bằng được mọi việc trong cuộc sống sẽ là tốt nhất.