Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 25/10/2023, 17:00 (GMT+7)

Cách nấu dầu dừa nguyên chất cực đơn giản ngay tại nhà

Cách nấu dầu dừa liên quan đến việc chiết xuất dầu từ dừa tươi hoặc khô. Dầu dừa có thành phần chủ yếu là các axit béo bão hòa, mang lại nhiều lợi ích cho sắc đẹp và sức khỏe. Nó chứa các chất dinh dưỡng có thể cải thiện các vấn đề về da khác nhau như giảm vết rạn, giữ ẩm và làm sáng tông màu da. Tìm hiểu cách nấu dầu dừa trong bài viết sau nhé!

Cách nấu dầu dừa bằng chảo

Cách nấu dầu dừa bằng chảo là chiết xuất bằng phương pháp đun nóng để tách nước ra khỏi dầu. Dầu dừa có màu vàng và mùi hơi nồng. Phương pháp này cho phép bạn nấu dầu dừa tại nhà, với cách nấu dầu dừa bằng chảo dầu được chiết xuất sẽ đảm bảo được độ an toàn, bảo quản được lâu với giá trị dinh dưỡng cao.

cach-nau-dau-dua-gioi-thieu
Cách nấu dầu dừa bằng chảo

Nguyên liệu chuẩn bị

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu dầu dừa bằng chảo bao gồm:

  • 1 trái dừa khô, hoặc dùng dừa nạo sẵn để tiết kiệm thời gian

  • 1 lít nước đun sôi

  • 1 cái tô

  • 1 máy xay sinh tố

  • Ray lọc và vải xô

  • 1 hũ thủy tinh để đựng dầu dừa

Cách nấu dầu dừa bằng chảo

Để thực hiện cách nấu dầu dừa bằng chảo ngay tại nhà, bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau. Cách nấu dầu dừa này đảm bảo bạn sẽ có được sản phẩm an toàn và sạch hơn để yên tâm sử dụng.

Bước 1: Bào dừa

Đầu tiên, bạn chẻ đôi quả dừa, sau đó nạo lấy phần thịt và nạo thành từng sợi nhỏ mịn (cơm dừa). Tiếp theo, bạn cho cơm dừa vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn với nước nóng.

Bước 2: Nấu dừa

Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi rồi để hơi nguội rồi cho cơm dừa vào đun lửa nhỏ khoảng 15 phút thì tắt bếp. Cách nấu dầu dừa bằng chảo cần chú ý chỉ nên cho lượng nước vừa đủ xâm xấp mặt quả dừa, không nên cho quá nhiều.

Bước 3: Xay dừa đã nấu bằng máy xay sinh tố

Tiếp tục từ bước trước, đổ toàn bộ dừa đã nấu chín vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi hỗn hợp trở nên mịn và sánh lại.

Bước 4: Vắt nước cốt dừa

Cho hỗn hợp dừa đã trộn vào một miếng vải sạch và vắt lấy nước cốt dừa vào một cái bát. Đổ nước cốt dừa đã chiết xuất vào nồi và đun trên lửa nhỏ. Trong quá trình đun, phần bã cặn cốt dừa sẽ tách ra khỏi dầu dừa và lắng xuống đáy nồi. Điều quan trọng là phải khuấy liên tục trong khi đun nhỏ lửa để tránh bị dính hoặc cháy khi cốt dừa dần dần chìm xuống đáy.

Bước 5: Lọc dầu dừa

Cuối cùng, khi nước cốt dừa đã chuyển sang màu nâu sẫm hoàn toàn, bạn lọc lấy phần dầu dừa nguyên chất ra bát. Để dầu dừa nguội hoàn toàn rồi cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng cho lần sau.

Bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để nấu ăn hoặc làm mặt nạ tự nhiên cho da và tóc để cải thiện hiệu quả các vấn đề đang tồn tại.

cach-nau-dau-dua-bang-chao
Cách nấu dầu dừa bằng chảo

Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện

Bên cạnh cách nấu dầu dừa bằng chảo, bạn cũng có thể thay thế bằng cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện. Đây là cách nấu dầu dừa giúp tiện lợi cho bạn hơn trong quá trình tạo ra một mẻ dầu dừa nguyên chất ngay tại nhà.

Nguyên liệu chuẩn bị

Trong cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện bạn cũng chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu khá tương tự như cách nấu dầu dừa bằng chảo, cụ thể các nguyên liệu bao gồm: 

  • 500gr dừa khô nạo sẵn

  • 500 ml nước sôi

  • Rây lược hoặc vải mùng

  • Thìa/đũa dùng để khuấy

  • Lọ thủy tinh để đựng dầu dừa thành phẩm

  • Nồi cơm điện

Cách nấu dầu dừa

Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện đơn giản và rất dễ thực hiện, chỉ cần bạn làm đúng các bước sau là bạn đã có thể chiết xuất được dầu ngay tại nhà.

Bước 1: Dừa nạo sợi rồi ngâm với 500ml nước sôi khoảng 15-30 phút cho dừa ngấm nước.

Bước 2: Sau khi ngâm, bạn lọc và vắt thật kỹ dừa nạo để lấy được càng nhiều nước cốt dừa càng tốt. Lọc qua rây và chuẩn bị nấu.

Bước 3: Đổ nước cốt dừa đã vắt vào nồi cơm điện, nhấn nút “cook” trên nồi cơm điện, đun sôi nước cốt dừa.

Bước 4: Sau 40 phút nước cốt dừa sẽ sệt lại và bắt đầu tách dầu. Đậy một phần nắp nồi cơm điện để dầu không bắn ra ngoài và nấu thêm khoảng 20 phút nữa.

Khi phần cốt dừa đã đặc lại và lắng dưới đáy nồi cơm điện, có màu hơi nâu, dầu dậy mùi thơm thoang thoảng thì bạn có thể tắt nồi cơm điện.

Bước 5: Chuyển dầu dừa đã chiết xuất được vào tô/hũ thủy tinh sạch.

Sau khi đã chiết xuất được dầu vào chai thủy tinh, bạn nên bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát. Điều này sẽ giúp sản phẩm làm ra có thời hạn sử dụng được lâu hơn.

cach-nau-dau-dua-bang-noi-com-dien
Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện

Cách nấu dầu dừa bằng máy ép dầu

Máy ép dầu dừa là một trong những loại máy chế biến thực phẩm, có chức năng ép lấy dầu dừa nguyên chất hoặc tinh dầu từ các loại hạt, quả như lạc, vừng, óc chó, macca, hạnh nhân,... thông qua việc sử dụng áp suất cao và nhiệt độ. Dưới áp suất và lực ép cao của máy, phần dầu trong trái dừa sẽ được chiết xuất ra mà vẫn giữ được hương vị vốn có, giá trị dinh dưỡng cũng như các vitamin có lợi cho sức khỏe người sử dụng.

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu trong cách nấu dầu dừa bằng máy ép dầu này có phần đơn giản hơn hai cách nấu dầu dừa được hướng dẫn trước đó. Tất cả các nguyên liệu cần thiết cho cách nấu dầu dừa này bao gồm:

  • 1 trái dừa già (càng già càng tốt)

  • 1 ca nước sạch (có thể nóng hoặc lạnh)

  • Máy ép dầu

Cách nấu dầu dừa

Bước 1: Sơ chế dừa

Dừa gọt bỏ vỏ trấu, cắt miếng nhỏ rồi cho vào lò vi sóng sấy khô ở nhiệt độ thấp (từ 4-6-8 tiếng tùy theo dừa được thái mỏng và sấy khô hay không).

Mục đích của việc sấy khô là để tăng nồng độ dầu dừa cho các quá trình chế biến tiếp theo.

Bước 2: Cho dừa khô vào máy ép dầu để chiết xuất dầu dừa (cố gắng ép kỹ, ép lặp lại để chiết xuất hết tinh chất dầu dừa - tiết kiệm, tránh lãng phí).

Bước 3: Sau khi ép xong, cho vào hộp thủy tinh và để ở nhiệt độ phòng 1 ngày 1 đêm để nước cốt dừa lắng xuống dưới đáy và dầu dừa nguyên chất nhẹ hơn và bốc lên trên cùng.

Bước 4: Dùng thìa múc dầu dừa cho vào lọ thủy tinh sạch để sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể cho hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh một lúc để dầu dừa đông lại, dùng thìa múc ra dễ dàng hơn.

cach-nau-dau-dua-bang-may-ep-tin-dau
Cách nấu dầu dừa bằng máy ép dầu

Cách bảo quản dầu dừa tốt nhất

Nên bảo quản dầu dừa trong hũ hoặc hộp thủy tinh để dễ lấy và sử dụng. Dầu dừa nguyên chất cần để trong tủ lạnh và không nên cho vào ngăn đá. Nhiệt độ bảo quản thích hợp là từ 1 đến 8 độ C.

Ngoài ra, dầu dừa có thể bảo quản ở nhiệt độ thường nhưng hạn sử dụng sẽ ngắn hơn. Tốt nhất là để dầu dừa trong bếp để thuận tiện và tránh tiếp xúc với nhiệt và ngọn lửa.

Khi sử dụng dầu dừa nếu bị đổ ra ngoài cần phải lau sạch khu vực bị đổ để tránh bị oxy hóa và nhiễm bẩn dầu khi sử dụng về sau.

Các dấu hiệu hư hỏng sau đây có thể cho biết dầu dừa của bạn có bị hỏng hay không:

1. Thay đổi màu sắc. Dầu dừa tự làm thường có màu vàng nhạt. Nếu dầu dừa của bạn bắt đầu chuyển sang màu đen hoặc xanh lá cây, có đốm đen hoặc có dấu hiệu bị mốc thì không nên sử dụng.

2. Mùi hắc. Dầu dừa có mùi dừa tự nhiên dễ chịu hoặc mùi trung tính. Dầu dừa bị ôi sẽ có mùi chua hoặc đắng.

3. Kết cấu. Dầu dừa có thể ở dạng lỏng hoặc rắn, tùy thuộc vào cách sản xuất và bảo quản (ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh). Tuy nhiên, nếu kết cấu trở nên dày và không nhất quán, tương tự như kem đặc, đó là dấu hiệu cho thấy dầu dừa sắp hỏng.

cach-nau-dau-dua-bao-quan
Cách bảo quản dầu dừa tốt nhất

Dầu dừa mang lại nhiều công dụng thần kỳ cho sắc đẹp và dinh dưỡng. Bạn có thể tìm thấy dầu dừa ở nhiều cửa hàng, nhưng tự làm dầu dừa tại nhà với những cách làm dầu dừa tại nhà trong bài viết để sử dụng cá nhân vẫn là lựa chọn an toàn nhất. Bằng cách làm theo các phương pháp đơn giản được đề cập ở trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thể tự làm dầu dừa tại nhà. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bếp nhà của Tiếp thị và Gia đình để bỏ túi thật nhiều công thức món ăn ngon, đầy dinh dưỡng cho gia đình mình nhé!

Cùng chuyên mục