Thứ hai, 20/11/2023, 12:00 (GMT+7)

Cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản hiệu quả nhanh chóng

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Cách chữa hôi miệng tại nhà bạn đã biết chưa. Hôi miệng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người mắc nhưng lại mang đến rất nhiều bất tiện, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản hiệu quả nhanh chóng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng

Để tìm được cách chữa hôi miệng phù hợp, bạn cần biết nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng. Hôi miệng có thể do một số nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Thức ăn: Hôi miệng do sự phân hủy của thức ăn trong khoang miệng. Một số thực phẩm gây hôi miệng phổ biến như hành, tỏi, gia vị mạnh,…

  • Thuốc lá: Những người hút thuốc lá cũng dễ mắc các bệnh về nướu răng, đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu bạn không vệ sinh răng miệng hằng ngày thì thức ăn có thể đọng lại trong miệng, gây hôi miệng.

cach-chua-hoi-mieng-1
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng
  • Khô miệng: Khô miệng xảy ra một cách tự nhiên trong khi ngủ có thể hạn chế quá trình sản xuất nước bọt và dẫn đến hơi thở có mùi, tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn nếu bạn há miệng khi ngủ.

  • Các vấn đề về răng miệng: Các vấn đề về răng miệng như sâu răng và viêm nướu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hôi miệng.

  • Các bệnh về đường hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…cũng có thể gây hôi miệng.

  • Các bệnh về tiêu hóa: Khi dạ dày trào ngược lên miệng, nó thường mang theo các thức ăn chưa được tiêu hóa hết và các acid. Những acid này có thể gây kích thích và gây tổn thương niêm mạc miệng, gây hôi miệng.

Cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản

Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng tại nhà sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sau bữa ăn, đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng và đánh bay mùi hôi ở miệng. Ngoài ra, bàn chải đánh răng cần được thay thế khoảng 4 tháng một lần

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng là cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản, ít tốn kém. Muối có khả năng kháng khuẩn tốt có thể giúp làm sạch lưỡi của bạn, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra, nước muối có tính kiềm nhẹ, giúp tăng độ kiềm trong miệng của bạn. Bằng cách này chúng ta có thể thay đổi môi trường pH trong miệng và giảm khả năng phát triển của vi khuẩn.

Chỉ cần pha 1/2 đến 1 thìa muối ăn vào 1 cốc nước ấm, súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ đi.

cach-chua-hoi-mieng-2
Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách chữa hôi miệng hiệu quả

Dùng mật ong và bột quế

Mật ong có tính kháng khuẩn và giúp làm sạch miệng khỏi vi khuẩn gây mùi. Bạn có thể trộn mật ong với bột quế và súc miệng nhiều lần trong ngày, chứng hôi miệng sẽ giảm đáng kể.

Cách chữa hôi miệng bằng chanh

Đây là một loại quả có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giúp loại bỏ hơi thở khó chịu trong miệng. Bạn có thể dùng nước cốt chanh và muối để súc miệng, đánh răng và chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn nên dùng chanh để vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện hơi thở nhanh chóng.

cach-chua-hoi-mieng-3
Sử dụng chanh chữa hôi miệng

Chữa hôi miệng bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn và giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm giúp hơi thở bạn thơm mát, dễ chịu.

Bạn có thể cho tinh dầu tràm lên bàn chải đánh răng cùng kem đánh răng, chải răng kỹ trong 2-5 phút, ngày 2 lần sáng và tối, súc miệng sạch bằng nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

cach-chua-hoi-mieng-7
Sử dụng tinh dầu tràm trà chữa hôi miệng

Chữa hôi miệng bằng lá ổi

Theo đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khoa học hiện đại đã chứng minh, trong lá ổi non có chứa 7-10% axit tannic, đây là chất kháng khuẩn, trị hôi miệng rất hiệu quả. Ngoài axit tannic, lá ổi còn chứa axit oxalic và chất phốt pho có khả năng làm trắng răng, loại bỏ mảng bám răng, khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Lá ổi và ngọn non lá ổi rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi, thêm nước sôi, thêm một thìa muối khuấy đều. Súc miệng bằng nước này hàng ngày, bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng được cải thiện đáng kể.

cach-chua-hoi-mieng-4
Chữa hôi miệng bằng lá ổi

Cách chữa hôi miệng bằng gừng

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau bụng, gừng còn có thể trị hôi miệng hiệu quả. Gừng tươi thái lát mỏng, đun trong nước sôi khoảng 5-10 phút rồi để nguội. Súc miệng bằng nước này 3-4 lần một ngày hoặc nhiều hơn nếu có thể.

Trị hôi miệng bằng vỏ bưởi

Bưởi là loại trái cây dễ kiếm, có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Bưởi chứa nhiều loại tinh dầu nên có khả năng khử mùi cực tốt và diệt khuẩn rất hiệu quả.

Sau mỗi bữa ăn bạn có thể nhai vỏ bưởi để làm sạch và giảm mùi hôi. Làm như vậy trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm.

cach-chua-hoi-mieng-5
Cách chữa hôi miệng bằng vỏ bưởi

Cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa

Ngoài công dụng về mặt thẩm mỹ, chống lão hóa da còn giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi. Hãy yên tâm, cách chữa hôi miệng tại nhà này rất an toàn và hiệu quả.

cach-chua-hoi-mieng-8
Cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa

Cách phòng ngừa hôi miệng

Dưới đây là một số cách phòng ngừa hôi miệng bạn có thể tham khảo:

  • Đánh răng sau bữa ăn: Bạn có thể để bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau bữa ăn. Nên đánh răng 2 lần một ngày đặc biệt sau bữa ăn.

  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn: Dùng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ các mảnh vụn thức ăn giữa các kẽ răng của bạn và giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi do thức ăn gây ra.

  • Chải lưỡi: Lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn, do cặn thức ăn tích tụ trên lưỡi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên chải lưỡi hàng ngày có thể ngăn mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng là do vi khuẩn phát triển quá mức, vì vậy cần phải vệ sinh hàng ngày để ngăn ngừa hơi thở có mùi nặng.

cach-chua-hoi-mieng-6
Chải lưỡi thường xuyên là cách phòng ngừa hôi miệng hiệu quả
  • Tránh khô miệng: Để không bị khô miệng, hãy uống đủ nước mỗi ngày. Nhai kẹo cao su không đường có thể kích thích tiết nước bọt.

  • Không sử dụng chất kích thích: Tránh hút thuốc và hạn chế uống cà phê, nước ngọt hoặc rượu. Chúng không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn góp phần làm hơi thở có mùi.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các loại thực phẩm có thể gây hôi miệng như hành, tỏi. Ăn nhiều thực phẩm có đường cũng có liên quan đến chứng hôi miệng.

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về cách chữa hôi miệng tại nhà. Chứng hôi miệng là căn bệnh ám ảnh nhiều người, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, chúng ta phải chú ý bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng những mẹo vặt gia đình này hữu ích với bạn!

Cùng chuyên mục