Thứ tư, 06/12/2023, 15:09 (GMT+7)

Các bà mẹ chồng chia sẻ 10 câu mà họ không muốn nghe con dâu nói nhất

Nếu muốn giữ hòa khí với nhà chồng và mối quan hệ lâu dài với ông xã, bạn chớ nên thốt ra những điều dưới đây với mẹ chồng.

Để tránh những căng thẳng có thể nảy sinh xung quanh vấn đề này trong gia đình, Womandays.com đã phỏng vấn các bà mẹ chồng về những lời nói hay nhận xét khiến họ khó chịu nhất giúp các nàng dâu tránh được những xung đột không đáng có với mẹ chồng.

1. Chúng con luôn ở bên bố mẹ

Một chính sách cởi mở có thể lại phản tác dụng. Ví dụ, một bà mẹ chồng chia sẻ rằng, con dâu bà thường nói cô ấy sẵn sàng đáp ứng nếu bà cần bất kỳ điều gì. "Nhưng khi chồng tôi phát bệnh Alzheimer, con bé lại vắng mặt", và điều đó khiến bà bị tổn thương.

"Khi bạn hứa hẹn điều gì đó nhưng lại không hề có ý định giữ lời hứa thì sẽ dễ dàng gây ra sự oán giận", tiến sĩ Tina B. Tessina, chuyên gia tâm lý trị liệu (Mỹ) cho biết. Chính vì thế, thay vì đưa ra những lời hứa suông thì tốt nhất là bạn nên sắp xếp thời gian phù hợp để đến thăm bố mẹ chồng. Nếu bố mẹ chồng yêu cầu bạn phải đưa ra kế hoạch ngay lập tức thì hãy nói rằng bạn phải kiểm tra lại kế hoạch của mình hoặc bàn bạc với chồng trước khi nhận lời.

me chong
Ảnh minh họa

2. Con có hỏi ý kiến của mẹ đâu

Câu này giống như lời khẳng định mẹ chồng không cần thiết phải đưa ra ý kiến cho vấn đề của bạn. Tốt hơn, bạn nên nghĩ ý định của mẹ là tốt, và đơn giản chỉ cần cảm ơn ý kiến của bà, thay vì cự tuyệt nó.

Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm mọi việc theo ý mình sau đó - vì bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu mẹ chồng vẫn tiếp tục góp ý kiến, hãy nói "Cảm ơn mẹ, nhưng chúng con đã quyết định rồi ạ".

3. Mẹ nên dạy lại con trai mình

Chắc chỉ có nàng dâu ngớ ngẩn mới nói câu này với mẹ chồng. Trong trường hợp này dù mẹ chồng có yêu quý bạn nhiều đi chăng nữa thì khi nghe câu này bà sẽ không khỏi buồn, thậm chí là tức giận. Bởi bạn đang làm bà tổn thương khi chỉ trích chính người con trai mà bà sinh ra. Và hậu quả của lời nói vô tình này có thể dẫn đến một cuộc cãi vã căng thẳng giữa hai người.

Thực tế, phàn nàn, kêu ca với mẹ chồng về những thiếu sót của chồng là một ý tưởng không hề tốt. Bạn cần biết rằng chồng bạn là một người đã trưởng thành và khi đã chấp nhận lấy anh ấy thì đương nhiên bạn phải chấp nhận những mặt khiếm khuyết của anh ấy.

Cho dù không hài lòng về anh ấy, bạn cũng không nên đổ lỗi cho cách dạy con của mẹ chồng. Một nguyên tắc hàng đầu mà các nàng dâu cần nhớ để duy trì bình yên trong gia đình là cố gắng không để bố mẹ chồng can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của mình hay bất kỳ vấn đề gì liên quan đến chuyện vợ chồng.

4. Mẹ nói với con gái mẹ giúp con

Những tranh cãi và xung đột giữa anh chị em luôn cần tới cách xử sự khéo léo và tinh tế. Tuy nhiên, bạn không nên kêu gọi sự giúp đỡ của mẹ chồng trong những tình huống này. Nhờ mẹ chồng can thiệp có nghĩa là bạn yêu cầu bà chọn đứng về phe nào.

Trừ khi bạn đang phải đối phó với một vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như nghiện rượu, còn không thì những tranh cãi và mâu thuẫn giữa anh chị em thì chỉ nên giải quyết giữa các anh chị em với nhau.

me chong
Ảnh minh họa

5. Con thấy thoải mái hơn khi ở nhà bố mẹ con

Theo tiến sĩ Deanna Brann, chuyên gia tâm lý trị liệu (Mỹ), thì một phàn nàn khá phổ biến của các bà mẹ chồng đó là con dâu họ luôn thiên vị bố mẹ đẻ của mình. "Con dâu tôi luôn kỷ niệm các ngày lễ với bố mẹ đẻ của nó. Ảnh của bố mẹ đẻ nó treo đầy nhà trong khi chẳng có cái nào của tôi và chồng tôi", một bà mẹ chồng chia sẻ.

Mặc dù việc bạn cảm thấy thoái mái khi ở bên bố mẹ đẻ của mình là điều rất dễ hiểu nhưng "các nàng dâu cũng nên chấp nhận rằng họ đã 'gia nhập' một gia đình mới và cần phải tìm ra cách để hòa nhập với gia đình mới của mình", tiến sĩ Brann chia sẻ.

Vì thế, với những vấn đề như thế này, bạn nên bàn bạc kỹ với chồng, ví dụ như mỗi kỳ nghỉ sẽ đi đâu. Sau đó, cùng các thành viên khác của gia đình lên kế hoạch cho những hoạt động đó. Nếu chồng bạn muốn dành nhiều thời gian hơn bên gia đình anh ấy thì "hãy để anh ấy có thời gian riêng với gia đình của anh ấy và đôi khi bạn cũng nên để con cái tới chơi cùng bố mẹ chồng", tiến sĩ Tessina chia sẻ.

6. Chúng con bận lắm, không đến gặp mẹ được đâu

Mẹ chồng có thể mong đợi được gặp vợ chồng bạn nhiều hơn có thể, hoặc nhiều hơn mong muốn của bạn. Hãy sắp xếp thời giạn hợp lý để có thời gian dành cho bà. Việc này cũng giúp kéo chồng đứng về phía bạn.

Và nếu bạn thực sự ngập đầu với các việc vặt và lịch đi chơi, cũng hãy dành chút thời gian cho bà. Không ai thích cảm giác bị bỏ rơi.

7. Con ghét sự kiểm soát của mẹ

Không ít chị em phụ nữ cảm thấy cuộc hôn nhân của mình ngột ngạt khi bị mẹ chồng săm soi và giám sát quá chặt chẽ. Điều này không hề lạ lẫm bởi thực tế nhiều mẹ chồng sẵn sàng tham gia vào mọi chuyện của con cái mà không quan tâm liệu xem các con có muốn thế hay không.

Bạn mệt mỏi khi không được làm theo ý mình, không được tạo cơ hội được hẹn hò riêng với chồng, không được phép chúc mừng riêng sinh nhật cho chồng... bởi tất cả mọi việc đều có sự tham gia của một vị khách không mời, đó chính là mẹ chồng.

Bạn cảm tưởng cuộc sống vợ chống của mình không hề có không hề có không gian riền, tuy sống ở hai căn phòng khác nhau nhưng bạn vẫn luôn bị ám ảnh bởi đôi mắt săm soi của mẹ chồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, trước khi nói với mẹ chồng, bạn hãy chia sẻ với chồng và để anh lên tiếng. Nếu chồng bạn sợ mẹ và không dám ý kiến thì bạn hãy thử nói chuyện thẳng thắn với bà, biết đâu bạn sẽ nhận được sự thay đổi tích cực từ phía bà.

8. Con không thể ăn được món này

Dù cho đó là lý do tôn giáo hay sức khỏe thì bạn nên tìm cách nói nhẹ nhàng và khéo léo hơn với mẹ chồng. Đừng bao giờ nói xấu về món ăn của người khác nấu.

Nếu chỉ là vấn đề khẩu vị, bạn có thể cho qua và ăn cho mẹ chồng vui lòng. Thà rằng món ăn không hợp khẩu vị một chút còn hơn là gây ra chiến tranh lạnh trong gia đình.

me chong
Ảnh minh họa

9. Mẹ đang làm hư bọn trẻ

Yêu cháu, chiều theo sở thích của các cháu là một điều ông bà nào cũng muốn làm. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà trách mắng mẹ chồng vô cớ.

Nếu bà có chiều con mình một chút, bạn nên cảm ơn bà vì tình yêu thương đó. Nếu có thái quá khiến bạn không vừa lòng bạn đừng la lối, phàn nàn với bà. Thay vì thế bạn nên nhẹ nhàng nhỏ to với bà rằng "con nghĩ mẹ có thể", "mẹ ơi, theo con thì...".

Bạn nên nhớ, nếu bạn lỡ lời bạn có thể khiến cho mẹ chồng buồn phiền, tủi thân vì việc mình làm.

10. Nên để chồng con nói với bố mẹ

"Luôn là con trai tôi trao đổi mọi việc với chúng tôi", một bà mẹ chồng chia sẻ. "Tôi thậm chí còn không thấy con dâu nói gì khi chồng tôi nằm viện. Thông điệp mà chúng tôi nhận được đó là 'tránh cho xa'".

Mặc dù chồng bạn nên là người nói chuyện với gia đình anh ấy trong những vấn đề lớn nhưng bản thân bạn với vai trò con dâu cũng không nên nấp sau anh ấy để tránh tiếp xúc với mẹ chồng.

"Bạn cần tạo dựng quan hệ với bố mẹ chồng và như thế, chồng bạn sẽ không có cảm giác bực bội khi luôn phải là người đứng giữa", tiến sĩ Tessina chia sẻ. Ngoài ra, việc thấy bạn chuyện trò và trao đổi qua lại với bố mẹ chồng sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ với ông bà của chúng.

Cùng chuyên mục