Bầu ăn na được không? Những lợi ích dành cho mẹ bầu khi ăn na
Bầu ăn na được không? Na được biết đến là một loại quả có phần thịt mềm, ngọt, chứa nhiều vitamin. Vậy na có thực sự tốt đối với bà bầu hay không? Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình sẽ giúp bạn giải đáp.
Thành phần dinh dưỡng có trong na
Trước khi đưa ra kết luận: Bầu ăn na được không? Thì chúng ta cần đi tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong na. Na là loại trái cây được biết đến rất giàu dưỡng chất. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g na bao gồm:
- Vitamin C: 15 mg
- Canxi: 17,6 mg
- Phốt pho: 14,7 mg
- Vitamin B1: 0,075 mg
- Vitamin B2: 0,086 mg
- Vitamin B3: 0,5 mg
- Năng lượng: 80 – 101 calo
- Carbohydrate: 20 gam
- Caroten (sắc tố màu vàng hoặc cam): 0,007 mg
- Protein: 68 gam
- Chất béo: 0,5 gam
- Chất xơ: 0,9 gam
- Sắt: 0,42 mg
Như vậy, mẹ bầu có thể thấy na là nguồn cung cấp các dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể. Một quả na trung bình có thể mang đến 1/5 nhu cầu vitamin C hằng ngày cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp chống lại các virus gây bệnh.
Bên cạnh đó nguồn kali, chất xơ, carbohydrate có trong loại trái cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy na không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, mà hàm lượng natri lại thấp, do đó ăn nhiều cũng không gây tiểu đường, hay huyết áp cao.
Cuối tháng 7 đầu tháng 8 hàng năm là mùa na chín. Quả na có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu có thể ăn na trong bữa ăn nhẹ hằng ngày.
Bầu ăn na được không?
Để giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bầu ăn na được không? Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu có thể ăn na vì đây là loại trái cây có chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai. Trong quả na chứa nhiều vitamin và các chất khoáng cần thiết có lợi cho sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn na thường xuyên còn giúp mẹ cải thiện triệu chứng ốm nghén và tăng cân nặng trong thai kỳ.
Na là một loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao có thể kể đến như: vitamin B, C, K… các loại khoáng chất như: canxi, sắt, kali, photpho… và nếu mẹ bầu ăn 100g na, thì đã có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 80 calo.
Bên cạnh đó, còn một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, na còn giúp giảm nguy cơ sảy thai, hỗ trợ phát triển não bộ, hệ thần kinh cho thai nhi. Do đó, với thắc mắc “bầu ăn na được không”, thì câu trả lời là “có” nhưng mẹ bầu cũng nên ăn một cách khoa học và đúng cách.
Những lợi ích dành cho mẹ bầu khi ăn na
Dưới đây, Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho các bạn những lợi ích tuyệt vời mà quả na mang lại cho mẹ bầu.
Cung cấp vitamin cho hệ thần kinh của bé
Trong quả na chứa hàm lượng lớn vitamin B6 dồi dào có lợi cho hệ thần kinh của bé và hoạt động não bộ của mẹ bầu, giúp loại bỏ tình trạng căng thẳng, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm trong thai kỳ. Bên cạnh đó, sự biến đổi thất thường của hormone trong quá trình mang thai cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, do đó ăn na có thể cải thiện những tình trạng này.
Giảm tình trạng táo bón
Như các bạn đã biết, hàm lượng chất xơ tự nhiên và pectin có trong quả na rất cao có vai trò thúc đẩy nhu động ruột làm việc từ đó giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả cũng như các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Giải độc cơ thể
Có thể bạn chưa biết, na là loại quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, do đó nó có khả năng giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thai phụ. Các hoạt chất này cũng giúp cải thiện tình trạng chuột rút do tử cung to lên chèn ép các mạch máu trong quá trình mang thai.
Giảm nghén ở mẹ
Trong quả na có hàm lượng vitamin C dồi dào cùng các khoáng chất có tác dụng giảm ốm nghén, buồn nôn cho mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ. Ngoài ra, vitamin C có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến virus như cảm lạnh, cảm cúm,…
Bên cạnh đó, quả na còn chứa lượng vitamin B6 cao, giúp mẹ bầu vượt qua tình trạng ốm nghén, cải thiện hiện tượng buồn nôn hiệu quả.
Giảm đau răng
Hiện tượng mẹ bầu đang bị đau răng hoặc viêm nướu trong quá trình mang thai là do sự mất cân bằng nội tiết, các hormone biến đổi, và nhu cầu hấp thụ canxi của thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung quả na vào chế độ ăn hằng ngày có thể giúp mẹ làm giảm bớt cơn đau răng đấy.
Ngăn ngừa nguy cơ bệnh sản giật
Trong na có chứa một lượng lớn magie, đây là một khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Bởi nó giúp các mẹ bầu cân bằng trạng thái thần kinh, cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp. Đồng thời, còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bệnh sản giật, sinh non.
Tác dụng phụ khi ăn na có thể xảy ra
Quả na chín có mùi thơm, thịt quả mềm, ngon ngọt, được nhiều mẹ bầu ưa dùng với tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu nếu ăn nhiều quá nhiều na cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Mọc mụn và táo bón: Rất nhiều mẹ bầu thích ăn na vì nghĩ chúng “lành tính”. Tuy nhiên, ăn quá nhiều na lại gây hiện tượng nóng cho cơ thể. Chỉ cần một vài quả na là có thể khiến da bị nổi mụn đối với một số người vốn có tính nóng trong người. Thậm chí, có nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn… Vì vậy, trước khi ăn mẹ bầu cần lưu ý tình trạng cơ thể của mình, nếu thể trạng nóng, thì mẹ bầu không nên ăn quá nhiều.
- Làm tăng lượng đường trong máu: Đối với những mẹ mắc tiểu đường trong thai kỳ, hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn na bởi trong na có hàm lượng đường khá cao.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn na
Mặc dù na là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng khi mẹ bầu ăn quá nhiều hay ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều na, bởi việc ăn quá nhiều na sẽ làm cho cơ thể mẹ bầu bị nóng, nổi mụn, và táo bón…
- Các mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ nên hạn chế ăn na để không làm lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Tuyệt đối không cắn vỡ hạt na bởi bên trong hạt na chứa lượng độc tố cao có thể gây nguy hiểm đến cơ thể. Nếu không may nuốt phải hạt na thì cũng đừng lo lắng vì vỏ hạt cứng ngăn cho các chất độc không phát tán ra ngoài.
- Mẹ bầu không nên ăn na để quá lâu hoặc chín nhừ nên ăn những quả na chín vừa còn tươi ngon bởi những quả na này đã bị vi khuẩn tấn công, không tốt cho sức khỏe. Nhưng cũng không nên ăn na chưa chín, sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.
Trong bài viết này, Tạp chí Tiếp Thị Gia Đình đã giải đáp cho các mẹ thắc mắc: Bầu ăn na được không? Hy vọng những kiến thức về làm cha mẹ này giúp ích được cho bạn. Việc bà bầu ăn na là điều hết sức bình thường, không gây hại nhưng mẹ bầu cũng nên ăn đúng cách.