Giải đáp: Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung?
Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi bước vào hành trình mang thai. Một số chị em làm mẹ lần đầu, sẽ khá bỡ ngỡ về các giai đoạn phát triển của thai nhi. Vậy quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? Những dấu hiệu nào cho thấy phôi đã làm tổ thành công? Lời giải sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung?
Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? Thời gian trứng vào tử cung sau khi thụ tinh là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Theo đó, sau khi trứng được thụ tinh, trong khoảng 48 giờ tiếp theo sẽ ở trong bóng của ống dẫn trứng và tiến hành các hoạt động phân chia, có khoảng 2-8 tế bào. Sau 10-12 giờ tiếp theo, trứng thụ tinh sẽ vượt qua eo tử cung, lúc này nồng độ progesterone tăng cao làm cho cơ tử cung giãn nở, giúp trứng dễ dàng di chuyển và vào tử cung.
Từ 3-4 ngày sau khi thụ tinh, trứng sẽ đến niêm mạc tử cung và bám vào thành tử cung để phát triển. Thời gian từ thụ tinh cho đến khi phôi thai vào đến tử cung khoảng 8-9 ngày, muộn nhất là 2 tuần.
Những dấu hiệu khi thai vào tử cung
Bên cạnh băn khoăn sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung, việc nắm được các dấu hiệu cho thấy thai đã vào tử cung cũng rất quan trọng.
Đau bụng
Cảm giác đau ở phần bụng dưới chính là dấu hiệu cho thấy thai đã vào tử cung. Các cơn co thắt thường diễn ra khá nhẹ nhàng, và ít đau hơn so với những cơn đau bụng kinh thông thường. Các cơn đau này sẽ kéo dài trong vài ngày, nếu tình trạng đau bụng không thuyên giảm hay có dấu hiệu tăng lên kèm co thắt liên tục, lúc này mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Xuất huyết
Ra máu hoặc dịch hồng nhạt cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết, cho thấy trứng đã vào làm tổ tại tử cung. Khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung của mẹ sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết, còn được gọi là "máu báo thai". Lượng máu âm đạo thường ít và ra nhỏ giọt, có màu hồng nhạt hoặc nâu đen.
Nếu mẹ có dấu hiệu này, không nên lo lắng quá, chỉ cần nằm nghỉ ngơi và kiêng giao hợp. Việc này sẽ giúp giảm áp lực và hỗ trợ cho quá trình làm tổ thành công hơn.
Căng tức ngực
Sau khi trứng thụ tinh và phôi thai đã vào làm tổ tại buồng tử cung, nội tiết tố thai kỳ sẽ tăng cao, đặc biệt là progesterone và estrogen. Các nội tiết tố này sẽ kích thích sự phát triển của tuyến vú để chuẩn bị cho việc tiết sữa trong tương lai.
Vì vậy, mẹ sẽ có cảm giác căng và đau ở 2 bầu vú. Cảm giác này khá khó chịu và làm mẹ thấy bất tiện, nhưng đây là dấu hiệu bình thường và tự nhiên trong thai kỳ.
Thông thường, tình trạng này sẽ giảm và hết đi sau 3 tháng đầu thai kỳ, khi cơ thể đã thích nghi và ổn định với sự thay đổi của nội tiết tố. Đối với hầu hết các trường hợp, mức độ đau và căng bầu vú khá nhẹ và mẹ có thể chịu đựng được mà không cần sử dụng thuốc.
Bốc hỏa
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ lẫn thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu thường cảm thấy nóng nực và toát nhiều mồ hôi hơn.
Sự tăng nhiệt là một cơ chế tự nhiên giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giải tỏa lượng nhiệt thừa. Các hoocmon tăng cao trong thai kỳ như progesterone, có thể ảnh hưởng đến hệ thống nhiệt và gây ra tình trạng này.
Sự tăng nhiệt của cơ thể mẹ sẽ kéo dài suốt thai kỳ. Điều này cũng được xem là bình thường và tự nhiên trong quá trình mang thai.
Để giảm tình trạng bốc hỏa, toát mồ hôi, mẹ bầu nên uống đủ nước, tránh đến những nơi nóng bức. Ăn uống cân đối và hạn chế thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo. Nếu cảm thấy lo lắng về trạng thái sức khỏe trong thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
Đi tiểu nhiều
Ngoài cảm giác căng, đau ở bầu vú… thì đi tiểu nhiều cũng là một trong những biểu hiện của việc thai đã bám vào tử cung và chuẩn bị cho sự phát triển của bé.
Nguyên nhân chính gây ra cảm giác muốn đi vệ sinh trong giai đoạn này là do lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên, để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi. Điều này có thể làm bàng quang cùng các cơ xung quanh chịu áp lực, gây nên tình trạng đi vệ sinh nhiều.
Cảm giác muốn đi vệ sinh thường làm mẹ bất tiện, nhưng đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và không đáng lo ngại.
Thèm ăn
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone của cơ thể sẽ tác động lên sở thích và thói quen ăn uống của mẹ. Nhiều chị em có thể yêu thích những thực phẩm mà trước đây họ chưa từng ăn hoặc không hề muốn ăn.
Thêm vào đó, sự thay đổi hormone cũng tác động đến việc điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầu. Mẹ sẽ có cảm giác căng thẳng hoặc mệt mỏi trong quá trình mang thai, và việc thèm ăn những thực phẩm mà họ yêu thích như là cách để giải tỏa cảm xúc.
Việc thèm ăn và sở thích ăn uống của mẹ có thể thay đổi trong suốt thai kỳ và khác nhau giữa các mẹ. Một số người sẽ thèm ăn thực phẩm ngọt, mặn hay chua. Một số khác lại thèm những loại thức ăn cụ thể hơn như trái cây, thịt đỏ…
Chuột rút
Những cơn chuột rút nhẹ sẽ xuất hiện tại vùng bụng và lưng trong khoảng 2-3 ngày với cường độ khá nhẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy xuất hiện những cơn chuột rút kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Mẹ cần làm gì khi thai vào tử cung
Như vậy mẹ đã biết sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? Vậy mẹ cần phải làm gì khi thai vào tới tử cung? Ngoài việc thăm khám đúng lịch thì duy trì tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống hợp lý rất quan trọng để giúp mẹ bầu có một thai kỳ suôn sẻ, và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ. Các nhóm thực phẩm giàu chất xơ từ rau, trái cây giúp cân bằng nội tiết tố cơ thể, tăng cường chức năng chuyển hóa và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Acid folic được coi là chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Bổ sung acid folic thông qua việc ăn các loại hạt như hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt hướng dương và trái cây như cam, bưởi, dâu, cũng như các loại đậu là cách tốt để đảm bảo cung cấp đủ acid folic cho thai kỳ.
Trứng cũng là loại thực phẩm tuyệt vời trong thai kỳ, vì chứa nhiều vitamin D và B6, giúp tăng cường quá trình sản xuất progesterone, nội tiết tố quan trọng trong thai kỳ.
Tập luyện thể dục, thể thao
Tập thể dục nhẹ nhàng và hợp lý trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi đủ tốt để thực hiện các bài tập này. Một số bài tập nhẹ nhàng được khuyến nghị trong thai kỳ như đi bộ, bơi lội, Yoga…
Ngủ đủ giấc
Việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý vô cùng quan trọng trong thai kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ đang phải làm việc hết sức để hỗ trợ sự phát triển và sinh trưởng của thai nhi. Cơ thể sẽ chịu nhiều áp lực hơn so với bình thường, vì phải cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Đồng thời, xử lý những thay đổi nội tiết tố và hệ thống cơ quan liên quan đến thai kỳ.
Do đó, việc nghỉ ngơi hợp lý rất vô cùng quan trọng, để giúp cơ thể mẹ đảm bảo mức năng lượng và sức khỏe cần thiết nhằm đối phó với sự thay đổi và áp lực trong thai kỳ. Ngủ đủ giấc còn giúp cân bằng hệ thống nội tiết tố, tăng cường chức năng miễn dịch và phục hồi cơ thể.
Ngoài ra, việc ngủ đủ và nghỉ ngơi cũng giúp giảm các vấn đề phổ biến trong thai kỳ như cảm lạnh, mệt mỏi, đau lưng và căng thẳng.
Thư giãn, nghỉ ngơi
Việc chờ đợi thai vào tử cung có thể làm nhiều chị em lo lắng và bồn chồn, nhưng thực tế không phải chị em nào cũng có các dấu hiệu này. Một số phụ nữ có thai mà không hề cảm nhận được các dấu hiệu thai vào tử cung rõ ràng.
Việc không có dấu hiệu thai vào tử cung không có nghĩa là thai kỳ không diễn ra bình thường. Nhiều phụ nữ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và bình thường mà không có bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào.
Để giữ tâm trạng thoải mái, mẹ bầu nên tránh quá lo lắng hay căng thẳng về việc có dấu hiệu hay không. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc duy trì một tinh thần tích cực và thoải mái. Xem những bộ phim hài hước, nhẹ nhàng, thực hiện những hoạt động lành mạnh như vẽ tranh, đọc sách, đi dạo, thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đáng yêu của thai kỳ.
Nếu mẹ cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái về thai kỳ, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để được hỗ trợ và tư vấn thích hợp. Một tinh thần thoải mái và tích cực sẽ giúp mẹ vượt qua thai kỳ một cách tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung”, được Tạp chí Tiếp thị và Gia đình chia sẻ. Hy vọng qua bài viết trên, các bậc làm cha mẹ có thể nhận biết rõ hơn dấu hiệu thai vào tử cung cùng một số lưu ý cần thiết.