Thứ hai, 31/07/2023, 21:21 (GMT+7)

Giải đáp: Bầu ăn dưa lê được không? Những lợi ích dưa lê dành cho bà bầu

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Bầu ăn dưa lê được không? Đây là loại quả thơm ngon, vị ngọt thanh, tính mát, được nhiều người yêu thích. Liệu bà bầu có ăn được dưa lê hay nó có lợi ích gì đối với mẹ bầu hay không? 

Thành phần dinh dưỡng có trong dưa lê

Trước khi giải đáp câu hỏi: Bầu ăn dưa lê được không? Thì chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng có trong dưa lê. Đây là loại quả phổ biến của vùng nhiệt đới, có vị ngọt, tính mát, mọng nước, được nhiều người ưa chuộng để giải khát mùa hè. Không chỉ vậy, dưa lê còn chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Cụ thể trong 100g dưa lê có chứa:

  • Năng lượng: 32 kcal
  • Carbohydrate: 8g
  • Chất xơ: 1.1g
  • Chất béo: 0.2g
  • Protein: 0.6g
  • Vitamin C: 16.3mg
  • Kali: 141mg
  • Canxi: 10mg
  • Sắt: 0.3mg
bau-an-dua-le-duoc-khong-1
Dưa lê chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Bà bầu ăn dưa lê được không?

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, dưa lê vốn không gây ra các phản ứng không tốt cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu ăn dưa lê cũng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nhưng không có nghĩa rằng các mẹ bầu có thể ăn dưa lê liên tục, ăn quá nhiều. Bởi ăn bất cứ thứ gì quá nhiều đều không tốt. 

Hơn nữa dưa lê là nguồn hoa quả thích hợp để mẹ bầu bổ sung niacin (vitamin B3) giúp cải thiện tình trạng ốm nghén, tăng cường tiêu hóa và giảm đau đầu do suy nhược cơ thể. 

Tuy nhiên, với những mẹ bầu nào bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn quá nhiều dưa lê do dưa lê có lượng đường cao. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn những quả dưa lê không phun thuốc trừ sâu và đảm bảo không có hoá chất độc hại làm ảnh hưởng tới thai nhi.

bau-an-dua-le-duoc-khong-2
Bà bầu ăn dưa lê được không?

Những lợi ích khi bà bầu ăn dưa lê

Như các bạn đã biết, dưa lê không chỉ là loại quả giải khát mùa hè mà nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu? Dưới đây là những lợi ích khi bà bầu ăn dưa lê mà Tiếp Thị Gia Đình muốn chia sẻ với bạn. 

Cải thiện làn da cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, sự biến đổi hormon trong cơ thể và sự tăng trưởng của thai nhi có thể làm cho da của mẹ bầu bị sạm màu, tàn nhang nổi lên. Đặc biệt, lúc này cơ thể sản xuất melanin tăng lên gấp đôi so với bình thường, dẫn đến tình trạng da sạm màu. Dưa lê lại là một loại trái cây giàu vitamin C, chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu sự oxy hóa và cải thiện làn da sạm màu của phụ nữ mang thai.

Ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ sẽ chịu nhiều áp lực và mất đi một số lượng lớn các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. 

Nếu bà bầu không đủ canxi trong thời gian mang thai, thì sự phát triển của thai nhi từ đó sẽ bị ảnh hưởng và nguy cơ bị loãng xương cao. Vì vậy, việc ăn dưa lê sẽ giúp mẹ bầu nạp canxi để giảm nguy cơ này diễn ra. 

Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Trong quá trình mang thai nhất là vào giai đoạn đầu của thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường yếu hơn so với bình thường. Việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ dưa lê sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và bảo vệ sự phát triển của thai nhi. 

bau-an-dua-le-duoc-khong-3
Dưa lê giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Hỗ trợ ổn định huyết áp

Kali là một loại khoáng chất có vai trò giúp cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể. Khi mang thai cơ thể mẹ bầu thiếu kali, sự cân bằng này sẽ bị mất và dẫn đến hiện tượng cao huyết áp có thể gây hại cho thai nhi và mẹ bầu. 

Vì vậy, việc bổ sung kali thông qua việc ăn dưa lê có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị các vấn đề cao huyết áp trong suốt thai kỳ.

Hỗ trợ thị lực

Trong dưa lê chứa một lượng lớn vitamin A, đây là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ của mắt. Việc mẹ bầu bổ sung vitamin A giúp tăng cường thị lực và đảm bảo sự phát triển của mắt cho thai nhi.

Phòng ngừa dị tật ở thai nhi

Việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất trong thực phẩm có khả năng giảm nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi. Đặc biệt, axit folic (folate) là một loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi vì chúng sản xuất ra hormone serotonin và norepinephrine – một loại hormone hạnh phúc

Nếu thiếu axit folic có thể dẫn đến các bệnh dị tật ống thần kinh. Vì vậy, các mẹ bầu cần bổ sung đủ khoáng chất axit folic trong thực phẩm như dưa lê để giảm nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi. 

bau-an-dua-le-duoc-khong-4
Dưa lê giúp ngăn ngừa thai nhi mắc dị tật

Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Trong thời gian mang thai, cơ thể bà bầu phải chịu sự thay đổi lớn về cấu trúc và chức năng. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone, giúp duy trì và phát triển thai nhi trong tử cung. Nhưng, hormone này cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu, làm giảm khả năng tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong ruột.

Mà dưa lê là loại quả chứa nhiều chất xơ và nước, đây hai yếu tố quan trọng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của bà bầu. Việc bổ sung dưa lê vào chế độ ăn uống hằng ngày giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bị táo bón.

Giảm tình trạng ốm nghén

Tình trạng ốm nghén là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu mang thai vào 3 tháng đầu. Chúng khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của cả mẹ và thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần vitamin B6 có trong dưa lê có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén cho mẹ bầu. 

Một số lưu ý khi bà bầu ăn dưa lê

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ vẫn có thể ăn dưa lê nhưng với liều lượng vừa phải. 

  • Những phụ nữ mang thai có bệnh về dạ dày thì không nên ăn hạt dưa lê. Vì hạt dưa lê cứng, gây khó tiêu cho mẹ bầu .
  • Dưa lê là loại quả chín vào mùa hè nên mẹ bầu có thể chọn mua vào đúng mùa khoảng vào tháng 5 đến tháng 8. Lúc này dưa lê vừa ngọt vừa rẻ, lại an toàn vệ sinh. 

Nếu mẹ bầu muốn mua được những quả dưa lê ngon, ngọt thì có thể chú ý những đặc điểm sau: 

  • Rốn dưa lê: Mẹ bầu nên chọn những quả dưa lê có phần rốn to, tròn. Điều này chứng tỏ dưa lê đã già và ngọt.
  • Cuống dưa: Mẹ nên mua những quả dưa lê có cuống tươi và xanh. Vì nếu cuống héo, thâm hoặc gãy rụng thì là quả dưa cũ không nên mua. 
  • Màu sắc: Mẹ bầu nên chọn những quả có màu sắc đậm sẽ có vị ngọt hơn và nên chọn những quả dưa có lớp vỏ rạn một chút. Nhưng nếu vỏ rạn nhiều thì không nên mua vì nguy cơ cao quả đã bị côn trùng xâm nhập gây thối rữa.
bau-an-dua-le-duoc-khong-5
Cách lựa chọn dưa lê ngon, ngọt

Mẹ bầu nên mua dưa lê ở những khu vực bán trái cây uy tín để bảo đảm về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm .

Một số món ngon từ dưa lê cho bà bầu

Nếu ăn dưa lê trực tiếp quá chán mẹ bầu có thể áp dụng những cách chế biến dưa lê độc lạ mà ngon miệng nhưng vẫn giữ nguyên độ tươi ngon của loại quả này. 

Sinh tố dưa lê

Để làm được một cốc sinh tố dưa lê tươi mát bạn chỉ cần chuẩn bị tầm 200g dưa lê, 1 thìa cafe nước cốt chanh, đá. Sau đó, mang dưa lê đi rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt. Rồi cho toàn bộ nguyên vật liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn là bạn đã có cho mình một cốc sinh tố dưa lê ngon lành rồi. 

bau-an-dua-le-duoc-khong-6
Sinh tố dưa lê

Sữa chua dưa lê

Để cải thiện hệ tiêu hóa một cách hiệu quả, bạn đừng quên thử món sữa chua dưa lê. Để làm được đồ uống này bạn cần chuẩn bị 200g dưa lê, 2 hộp sữa chua, mật ong. Đầu tiên, bạn nên rửa sạch dưa lê, gọt vỏ, bỏ hạt. Sau đó, cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cho hỗn hợp sánh mịn.

bau-an-dua-le-duoc-khong-7
Sữa chua dưa lê giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Nước ép dưa lê

Một đồ uống đơn giản không kém khi chế biến dưa lê đó là nước ép dưa lê. Cách làm thì vô cùng đơn giản bạn chỉ cần cho dưa lê đã rửa sạch, có thể bỏ hạt hoặc không tùy bạn. Rồi cho dưa lê vào máy ép hoa quả để ép lấy nước. 

bau-an-dua-le-duoc-khong-8
Nước ép dưa lê

Trong bài viết này, chúng tôi đã giải đáp cho bạn thắc mắc: Bầu ăn dưa lê được không? Hy vọng những kiến thức về làm cha mẹ của Tiếp Thị Gia Đình giúp ích được cho bạn. Mẹ bầu có thể hoàn toàn ăn được dưa lê để bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Cùng chuyên mục