Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 19/07/2023, 18:29 (GMT+7)

Nguyên nhân làm cho bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn là do đâu? Đây có phải là bệnh lý nguy hiểm khi mang thai. Các mẹ hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu trong bài viết này dưới đây nhé!

Nguyên nhân làm cho bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Trong quá trình mang thai, hiện tượng bà bầu bị đau bụng trên từng cơn là vô cùng phổ biến. Nhưng chúng cũng có thể là nguồn gốc của triệu chứng nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nguyên nhân làm cho bà bầu có triệu chứng đau bụng từng cơn. 

Áp lực từ tử cung

Trong suốt quá trình mang thai, tử cung luôn mở rộng tạo không gian cho thai nhi phát triển bên trong. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, tử cung vẫn còn nhỏ và không mở rộng quá nhiều. Nhưng sang đến các tháng tiếp theo, khi thai nhi tăng trọng lượng và cơ thể mẹ tích tụ nhiều nước ối trong tử cung, dẫn đến áp lực từ trọng lượng của nước ối và em bé sẽ chèn ép lên các nội tạng xung quanh sẽ gây ra những cơn đau bụng từng cơn.

ba-bau-bi-dau-bung-tren-1
Áp lực từ tử cung khiến bà bầu đau bụng trên

Phần cơ bắp quanh bụng bị kéo căng

Khi mang thai, kích thước thai nhi sẽ lớn lên theo từng tuần. Vì vậy, để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng bị kéo căng hết mức, khi quá mức sẽ xuất hiện các vết rạn da, ngứa, thậm chí là đau trên từng cơn. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-2
Phần cơ bắp quanh bụng bị kéo căng khiến bà bầu đau bụng từng cơn

Sảy thai

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau bụng từng cơn là do sảy thai. Trong suốt quá trình mang thai, nếu mẹ bầu xuất hiện dấu hiệu triệu chứng đau bụng, đặc biệt những cơn đau kéo dài thành từng cơn, thì bạn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra ngay. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-3
Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn do sảy thai

Thai ngoài tử cung

Việc mang thai ngoài tử cung cũng khiến cho các mẹ cảm thấy đau bụng từng cơn. Đây là hiện tượng khi trứng đã thụ tinh thành công và làm tổ bên ngoài tử cung. Vì vậy thai không thể sống sót hoặc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ vì vậy cần loại bỏ phôi thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật. 

Nếu mẹ bầu mang thai ngoài tử cung thì ngoài việc mẹ bầu bị đau bụng trên từng cơn, còn gặp các triệu chứng khác hay xuất hiện từ 4 đến 12 tuần của thai kỳ như chảy máu, đau ở đầu và vai, và khó chịu khi đi tiểu,…

ba-bau-bi-dau-bung-tren-4
Mang thai ngoài tử cung khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Viêm ruột thừa

Bà bầu bị đau nhói bụng từng cơn có thể là do bị viêm ruột thừa. Theo các chuyên gia, chỉ khoảng 0,1% phụ nữ mang thai có khả năng bị viêm ruột thừa nhất là ở ba tháng giữa thai kỳ. Dấu hiệu của viêm ruột thừa là cơn đau có thể đến đột ngột, đau nhói hoặc đau âm ỉ, thường đi kèm theo sốt, nhạt miệng, buồn nôn. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-5
Mẹ bầu bị viêm ruột thừa

Do chế độ ăn uống

Bà bầu bị đau bụng bị đau bụng từng cơn có thể là do chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp. Việc mang thai khiến hormone, tử cung trong cơ thể bà bầu thay đổi khi mang thai, làm cho các mẹ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. 

Ngoài ra, việc lượng progesterone được tiết nhiều hơn trong thai kỳ có thể dẫn đến rỗng túi mật, sỏi mật. Vì vậy, mẹ bầu bị đau nhói bụng từng cơn bên phải sau khi ăn nhiều dầu mỡ. Nếu bà bầu bị đau bụng trên từng cơn kèm với sốt hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. có khả năng cao mẹ bầu đã bị viêm túi mật. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-6
Bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh

Mẹ bầu bị tiền sản giật

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có cảm giác đau ngay dưới xương sườn. Nguyên nhân của triệu chứng này là do thai nhi đang phát triển, to dần và tử cung đẩy lên dưới xương sườn. Nhưng nếu cơn đau này đến một cách dữ dội hoặc dai dẳng, đặc biệt khi mẹ bầu bị đau nhói bụng trên bên phải, thì đây có thể là dấu hiệu của việc mẹ bầu bị tiền sản giật. Tình trạng này có thể xuất hiện ở sau 20 tuần thai kỳ hoặc ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-6
Mẹ bầu bị tiền sản giật

Mẹ bầu bị đau dây chằng tròn

Theo các chuyên gia, dây chằng tròn là một dải mô nằm giữa tử cung tại chỗ. Khi tử cung căng ra để cho thai nhi phát triển, dây chằng tròn cũng căng ra, gây đau ở bên bụng có thể lan ra hông hoặc háng.

Mẹ bầu đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong quý thứ hai của thai kỳ. Triệu chứng này thường xảy ra trong khi tập thể dục, hắt hơi, ho, cười hoặc khi thực hiện một động tác đột ngột; cảm giác đau này có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút và không đều. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-8
Mẹ bầu bị đau dây chằng tròn

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn phải làm sao? 

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn vốn không lạ gì trong quá trình mang thai. Nhưng việc đau bụng diễn ra dữ dội, đau quặn, dai dẳng, thì mẹ bầu không nên xem thường, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc khám thai định kỳ đóng vai trò quan trọng bởi nó giúp bạn theo dõi được cả tình trạng của bé và mẹ để kịp thời phát hiện ra những triệu chứng lạ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tuân thủ những điều sau để cải thiện tình trạng đau bụng từng cơn. 

ba-bau-bi-dau-bung-tren-7
Mẹ bầu nên tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện các cơn đau
  • Mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái: Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu tăng trưởng kích thước nhanh chóng và bụng to dần. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi, vải co giãn dễ chịu để cả mẹ và bé được thoải mái.
  • Mẹ bầu nên chú ý tư thế ngủ và hoạt động: Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ bầu trong quá trình mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực của thai nhi lên các cơ quan gần tử cung của mẹ, giúp mẹ dễ thở. Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng giúp cho thai nhi nhận được tối đa lượng oxy từ mẹ và phát triển toàn diện hơn. Mẹ bầu nên hạn chế các tư thế có thể gây đau bụng trên như ngồi gập người quá lâu, với tay quá cao, cúi xuống để bê vật nặng.
  • Tập luyện, vận động nhẹ nhàng: Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi chưa quá lớn nên các mẹ bầu vẫn chưa phải chịu những áp lực từ bụng bầu quá nhiều. Việc tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, ngăn ngừa hiện tượng táo bón, căng cơ hay mỏi khớp trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu có thể tập luyện với một số môn thể thao cho mẹ bầu là bơi, yoga, đi bộ,…
  • Mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước: Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Trong thời điểm mang thai, nước đóng vai trò quan trọng đối với thai nhi, vì vậy bà bầu cần duy trì khoảng 2 lít nước một ngày, không nên uống nhiều vào một lần hoặc vào buổi tối vì nó dễ gây tiểu đêm. 
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Các mẹ nên sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa như trái cây, rau và ngũ cốc trong quá trình mang thai. Mẹ bầu cũng nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau bụng trên từng cơn. Hy vọng những kiến thức về làm cha mẹ này giúp ích được cho các bạn. Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến cơn đau bụng sẽ giúp các mẹ phòng được những trường hợp nguy hiểm. 

Cùng chuyên mục