Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 19/07/2023, 06:00 (GMT+7)

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng cần đặc biệt lưu ý

Hiện nay tình trạng trẻ em dưới 1 tuổi mắc các chứng tự kỷ đang ngày càng phổ biến. Vậy đâu là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng mà các bậc cha mẹ cần biết? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng  

Trẻ ít bắt chước

Trẻ em phát triển và học hỏi những thứ xung quanh thông qua hành vi bắt chước. Trẻ từ 6 đến 7 tháng đã bắt đầu quan sát đến những chuyển động và sự vật diễn ra bên ngoài và dần có xu hướng bắt chước theo những âm thanh, cử chỉ.

Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng quan sát, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ thường xuyên bắt chước các âm thanh từ cha mẹ hoặc những loài động vật bên ngoài. Ví dụ như trẻ có thể nói được baba, mama hoặc nói các chữ đơn như a, e,….khi nghe được từ những người xung quanh.

Vì thế, nếu trong giai đoạn này, trẻ vẫn chưa thể bắt chước theo các âm thanh, nụ cười, nét mặt hay cử chỉ cũng người khác thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng tự kỷ. Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ nên dành nhiều sự quan tâm và chú ý đến từng biểu hiện của trẻ nhỏ để kịp thời hỗ trợ trẻ.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-1
Trẻ vẫn chưa thể bắt chước theo các âm thanh, nụ cười, nét mặt hay cử chỉ cũng người khác thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng tự kỷ. Ảnh: sưu tầm

Ít hoặc không biểu hiện cử chỉ, điệu bộ

Dựa vào tốc độ phát triển bình thường của mỗi trẻ nhỏ thì trẻ từ 8 đến 10 tháng đã có thể thực hiện được các cử chỉ đơn giản để kết nối và tương tác tốt hơn với mọi người. Ví dụ như trẻ có thể mỉm cười, vẫy tay chào, nắm tay, đập tay, cầm nắm các vật xung quanh.

Ngược lại, những trẻ tự kỷ sẽ không có các biểu hiện này hoặc thậm chí trẻ không có các cử chỉ, điệu bộ phát triển bình thường. Vì thế, dù trẻ đã được gần 1 tuổi nhưng vẫn không có sự gắn kết với mọi người, kể cả cha mẹ.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-2
Những trẻ tự kỷ không có các cử chỉ, điệu bộ phát triển bình thường. Ảnh: sưu tầm

Trẻ không tương tác với mọi người xung quanh

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể vẫn chưa có khả năng sử dụng ngôn ngữ, chưa thể nói được các từ tròn vành rõ chữ nhưng trẻ vẫn có thể tương tác tốt với những người xung quanh thông qua các cử chỉ tay chân hoặc nụ cười. Tuy nhiên, đối với những trẻ mắc chứng tự kỷ dường như không có nhu cầu được kết nối với mọi người xung quanh.

Các bậc phụ huynh có thể thấy trẻ không chú ý đến các hoạt động diễn ra bên cạnh và cũng không thường xuyên nhìn hoặc tương tác khi được người khác đùa giỡn, chuyện trò. Trẻ cũng không có xu hướng đáp lại nụ cười của những người xung quanh và rất ít khi cười.

Những trẻ tự kỷ chỉ có mối quan tâm nhất định đến một hoặc một vài đồ vật hay sự vật nào đó. Trẻ không để ý đến thái độ hay mong muốn của những người bên cạnh. Đồng thời cũng không có biểu hiện cười giòn tan khi được trò chuyện, chơi đùa cùng với người thân hay cha mẹ.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-3
Những trẻ mắc chứng tự kỷ dường như không có nhu cầu được kết nối với mọi người xung quanh. Ảnh: sưu tầm

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi: Ánh mắt thiếu sự linh hoạt

Trẻ dưới 1 tuổi vẫn chưa thể sử dụng ngôn ngữ tốt, thậm chí có nhiều trẻ vẫn chưa biết nói bất cứ từ ngữ nào. Vì thế, ánh mắt được xem là một trong các yếu tố giúp trẻ có thể giao tiếp và tương tác tốt với những người xung quanh.

Nhưng đối với trẻ tự kỷ, trẻ sẽ có xu hướng tránh né ánh mắt của người khác, không bao giờ giao tiếp bằng mắt. Thậm chí có nhiều trẻ còn bị hạn chế về sự linh hoạt của mắt, mắt trẻ thường nhìn vào một điểm nhất định hay nhìn xa xăm. Phần lớn những trẻ tự kỷ sẽ có sự thu hút vào những vật chuyển động tròn như chong chóng, bánh xe,….

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-4
Trẻ sẽ có xu hướng tránh né ánh mắt của người khác, không bao giờ giao tiếp bằng mắt. Ảnh: sưu tầm

Không có phản ứng khi được gọi tên

Một trong các dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết của trẻ tự kỷ dưới 12 tháng đó chính là không có phản ứng khi được gọi tên hay khi thấy các âm thanh, tiếng động xung quanh. Ngay từ khi vừa mới chào đời, trẻ nhỏ đã được cha mẹ, người thân gọi với những tên thân mật, yêu thương.

Cách gọi tên này cũng giúp trẻ dần phản ứng và phân biệt rõ về những âm thanh khác nhau, xác định được tên gọi khi người khác nhắc đến mình. Dù là những người thân thiết hay xa lạ, khi nhắc đến tên trẻ, trẻ cũng có xu hướng phản ứng và quay đầu lại tìm kiếm người đã phát ra âm thanh đó.

Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ thì trẻ hoàn toàn không có khả năng này. Dù đã được gần 1 tuổi nhưng khi được người khác gọi tên, trẻ vẫn không có phản ứng linh hoạt hoặc thậm chí không quay đầu lại nhìn. Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi có dấu hiệu này, các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc cho trẻ tiến hành kiểm tra để chẩn đoán cụ thể hơn.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-5
Khi được người khác gọi tên, trẻ vẫn không có phản ứng linh hoạt hoặc thậm chí không quay đầu lại nhìn. Ảnh: sưu tầm

Ít hoặc không biểu lộ cảm xúc trên gương mặt

Trẻ tự kỷ thường rất ít hoặc thậm chí là không biểu lộ cảm xúc trên gương mặt của mình. Trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, những trẻ tự kỷ ít khi bộc lộ cảm xúc của bản thân ra bên ngoài, đặc biệt là qua nét mặt.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ tự kỷ không có các cảm xúc vui buồn, sung sướng như bình thường, chỉ là trẻ ít khi biểu hiện điều đó qua gương mặt. Nếu có thể chú ý quan sát và thường xuyên tương tác với trẻ ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh cũng có thể dễ dàng nhận biết được điều bất thường này.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-6
Trẻ tự kỷ thường rất ít hoặc thậm chí là không biểu lộ cảm xúc trên gương mặt của mình. Ảnh: sưu tầm

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi: Trẻ không bập bẹ biết nói

Các chuyên gia cho biết rằng, trẻ từ 11 đến 12 tháng tuổi đã có thể bập bẹ nói được những âm thanh hay từ ngữ đơn giản. Mỗi ngày khi giao tiếp cùng với cha mẹ và những người thân thuộc trẻ sẽ dần học được cách phát âm và tạo ra các âm thanh.

Mặc dù tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau, tuy nhiên tình trạng trẻ 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết bập bẹ nói cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo về chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Trẻ chậm nói có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-7
Trẻ 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết bập bẹ nói cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo về chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Ảnh: sưu tầm

Trẻ tự kỷ không thích được âu yếm

Một trong những đặc điểm có thể giúp cho các ông bố bà mẹ nhận biết sớm chứng tự kỷ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi đó chính là sự hạn chế về nhu cầu được âu yếm, ôm ấp. Thông thường, bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được tình yêu thương, được gần gũi với cha mẹ, người thân.

Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ, trẻ dường như không có nhu cầu và không thích được gần gũi, được người khác cưng nựng, vuốt ve, âu yếm. Một số trường hợp cơ thể trẻ có thể trở nên co cứng hoặc mềm nhũn nếu được người khác bồng bế, ôm ấp.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-8
Trẻ tự kỷ dường như không có nhu cầu và không thích được gần gũi, được người khác cưng nựng, vuốt ve, âu yếm. Ảnh: sưu tầm

Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ trẻ tự kỷ?

Khi nhận ra trẻ có biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất khiến cha mẹ nghi ngờ con mình mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ thì nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời. Ngoài việc hỗ trợ của đội ngũ y tế, cha mẹ cũng phải chú ý trong vấn đề chăm sóc trẻ tự kỷ.

Tìm hiểu về chứng tự kỷ

Khi con trẻ mắc chứng tự kỷ, cha mẹ cần tìm hiểu về căn bệnh này, đọc thông tin từ những nguồn uy tín, đọc sách hoặc nhờ các bác sĩ có chuyên môn giải đáp để có kiến thức cũng như hiểu rõ về căn bệnh của con. Việc hiểu được chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị, chăm sóc tốt cho con trong cuộc sống hàng ngày, giúp chứng tự kỷ của con được cải thiện.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-9
Khi con trẻ mắc chứng tự kỷ, cha mẹ cần tìm hiểu về căn bệnh này. Ảnh: sưu tầm

Tạo cho trẻ vùng an toàn

Trẻ tự kỷ thường thiếu cảm giác an toàn, thích ở một mình. Khi biết trẻ mắc bệnh tự kỷ, nhiều gia đình vô tình tạo dựng nên hàng rào khoảng cách, khiến con ngày càng xa cha mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ nên cố gắng, từ từ tiếp cận trẻ, giúp trẻ mở lòng, hòa nhập với môi trường xung quanh. Trẻ lúc này rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-10
Cha mẹ nên cố gắng, từ từ tiếp cận trẻ, giúp trẻ mở lòng, hòa nhập với môi trường xung quanh. Ảnh: sưu tầm

Tuân theo trị liệu của bác sĩ

Khi phát hiện ra dấu hiệu tự kỷ của trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Cha mẹ cần tuân theo quá trình trị liệu của bác sĩ, nghiêm túc thực hiện để trẻ phát triển tốt hơn.

Tự kỷ không phải là căn bệnh thông thường, không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu can thiệp kịp thời và duy trì trong thời gian dài có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, phát triển tốt hơn.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-11
Cha mẹ cần tuân theo quá trình trị liệu của bác sĩ, nghiêm túc thực hiện để trẻ phát triển tốt hơn. Ảnh: sưu tầm

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Cách trị liệu tốt nhất với trẻ tự kỷ chính là cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ. Cha mẹ hãy kiên nhẫn dạy trẻ bập bẹ nói, khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh của cha mẹ hoặc những người xung quanh. Cha mẹ hãy dành nhiều lời khen cho trẻ khi trẻ làm được điều gì đó, ví dụ: vẫy tay, bập bẹ được một từ,... Lưu ý, cha mẹ không nên quát mắng trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ thu mình hơn.

dau-hieu-tre-tu-ky-duoi-12 thang-tiep-thi-gia-dinh-12
Cha mẹ hãy kiên nhẫn dạy trẻ bập bẹ nói, khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh của cha mẹ hoặc những người xung quanh. Ảnh: sưu tầm

Với những thông tin hữu ích về dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng trên, hy vọng  đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các cha mẹ. Bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con để có thể phát hiện và đưa con đi khám ngay khi có dấu hiệu tự kỷ. 

Bài viết này thuộc series Trẻ tự kỷ

Xem thêm
Cùng chuyên mục