Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 06/09/2023, 09:09 (GMT+7)

7 sai lầm thường gặp nhất khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lập kế hoạch tài chính có vai trò quan trọng giúp bạn kiểm soát tiền bạc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, có không ít người mắc phải những sai lầm khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Rất nhiều người đã từ bỏ việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và quay trở về thói quen chi tiêu tự do, cảm tính vì không thể thực hiện được những điều vạch ra.

Hầu hết, khi tiến hành chi tiêu theo dự kiến, những khó khăn mà bạn mắc phải đều do những quan niệm sai lầm từ ngay khâu lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Những quan niệm sai về tiền bạc sẽ dẫn đến kế hoạch chi tiêu của bạn bị đổ bể. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ là muộn để bạn sửa và xây dựng lại một kế hoạch tài chính cá nhân mới phù hợp hơn.

Việc nhận ra được những sai lầm trong khâu lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp bạn kiểm soát tài chính của bản thân một cách tốt hơn

Không có kế hoạch chi tiêu

ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-thumb

Sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm lớn nhất mà đa số mọi người mắc phải đó là không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể. Tức là bạn chi tiêu cảm tính, tự do, không biết mình đã chi cho những khoản nào. Kết quả, bạn rơi vào tình trạng bội chi, không bỏ ra được khoản tiết kiệm hàng tháng đồng thời không đạt được mục đích tài chính lớn hơn như mua xe, mua nhà.

Không ước tính được chi tiêu cá nhân

Khi bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân cho từng tháng, bạn cần phải xem xét, đánh giá được tổng thu nhập cũng như nhu cầu chi tiêu của bản thân. Sau đó mới phân bố được chính sách hợp lý cho từng khoản, từng mục.

Vậy nên, thay vì đoán trên cảm tính bạn hãy theo dõi cụ thể chi tiêu trong 1 tháng và dựa trên đó để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân nhé.

Không theo dõi chi tiêu hàng tháng

Nếu như chỉ lập kế hoạch tài chính cá nhân mà lại không theo dõi chi tiêu của từng tháng thì cũng rất khó để kiểm soát tài chính. Không theo dõi chi tiêu sẽ dễ dẫn đến việc không bám sát được ngân sách chi cho từng mục. Như vậy, việc bội chi hay thâm hụt tài chính là điều rất dễ xảy ra.

ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-01

Thực tế, việc theo dõi chi tiêu hàng tháng không hề khó. Những việc bạn cần làm chỉ là cầm giấy bút và ghi chép cụ thể, rõ ràng các khoản chi tiêu hàng ngày trong tháng. 

Bỏ sót các mục chi tiêu

Thêm một sai lầm khá phổ biến mà nhiều người dễ phạm phải đó là bỏ quên một 1 số hạng mục chi tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân. Đó có thể là khoản tiền rất nhỏ như trà đá, gửi xe, tiền uống cà phê hàng ngày. Hoặc cũng có thể là tiền mừng cưới, quà sinh nhật, tiền đầy tháng.... Bất cứ sự bỏ sót nào liên quan đến chi tiêu cũng có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bạn.

Bỏ qua hạng mục giải trí

Xem phim, đi du lịch đều là nhằm mục đích cải thiện tâm trạng cá nhân và nên được đưa vào kế hoạch tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ và đưa nó vào danh sách kế hoạch tài chính. Đa số mọi người chỉ quan tâm đến các mục cần thiết hàng ngày như điện, nước, tiền nhà mà bỏ qua nhu cầu giải trí.

65d0b9b1-lap-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-5

Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Quỹ dự phòng khẩn cấp là khoản tiền để chi cho các mục ngoài kế hoạch như chi phí khám chữa bệnh, tiền sửa xe... Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ qua điều này khi lập kế hoạch tài chính cá nhân. Vậy nên, hệ quả là vào trường hợp khẩn cấp bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái bị động, thiếu hụt ngân sách.

Không điều chỉnh các hạng mục chi tiêu theo tháng

Mỗi tháng đều có những khoản chi tiêu cố định như tiền nhà, tiền nước, tiền điện. Mọi người hầu hết đều có thói quen mỗi tháng bỏ ra một khoản ngân sách không thay đổi. Thế nhưng, điều này không hoàn toàn đúng vì sẽ có những hạnh mục cần phải thay đổi theo từng thời điểm. Chẳng hạn như mùa hè tiền điện chúng ta dùng sẽ nhiều hơn. Đồng thời, khi đã qua mùa hè thì bạn có thể điều chỉnh xuống ở một mức ngân sách hợp lý hơn.

ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan
Cùng chuyên mục