Làm thế nào để có thể kiểm soát tài chính cá nhân chỉ trong một tuần?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể tự kiểm soát tài chính cá nhân chỉ trong vòng 1 tuần.
Để kiểm soát tài chính cá nhân, bạn có thể bắt đầu với một danh sách kiểm tra tài chính đơn giản. Để có thể kiểm soát tài chính cá nhân hãy cùng xem ngay những điểm được liệt kê dưới đây.
1. Kiểm kê tài chính cá nhân
Kiểm kê toàn diện tài chính là điều bạn không thể bỏ qua và nhất định phải làm nếu muốn kiểm soát được tình hình tài chính cá nhân. Để thực hiện điều này, bạn hãy bắt đầu bằng việc đặt ra những câu hỏi và trả lời để biết rõ tiền của bạn đang đi đâu về đâu.
Một số câu hỏi quan trọng bạn cần đặt ra bao gồm:
- Bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng?
- Thu nhập hàng tháng của bạn có ổn định không?
- Những khoản chi định kỳ của bạn là gì?
- Bạn có đang bội chi trong bất kỳ hạng mục nào không?
- Bạn có đang nợ nần không?
- Bạn dành bao nhiêu tiền hàng tháng để trả nợ?
- Bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền mỗi tháng?
Nắm bắt được số tiền kiếm được và số tiền chi tiêu là điều cơ bản nhất để bạn có thể kiểm soát tình hình tài chính cá nhân của bản thân.
2. Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Kế hoạch tài chính cá nhân hàng tháng giúp bạn quản lý tốt việc chi tiêu của bản thân. Từ đây, bạn sẽ thấy được số tiền mà bản thân kiếm được đang chi vào những hạng mục nào.
Đồng thời, qua đây bạn cũng nhận thấy được đâu là những khoản chi tiêu lãng phí để sớm cắt bỏ.
3. Trả hết nợ
Nợ nần ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tài chính cá nhân của mỗi người. Bạn cần tập hợp lại tất cả những khoản nợ mà bản thân đang mắc phải, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Nhờ vậy, bạn có thể từng bước trả hết nợ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Với những khoản nợ có lãi suất cao, bạn cần hết sức lưu ý và tập trung trả nợ trong thời gian nhanh nhất có thể. Bởi lẽ, chỉ cần quá hạn trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con sẽ khiến cho tình trạng nợ nần của bạn càng thêm phức tạp.
4. Xây dựng quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp giúp bạn giải quyết vấn đề tài chính khi phải đối mặt với khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch hoặc một tình huống không mong đợi. Vì cần có thời gian để xây dựng nên bạn nên bắt tay vào xây dựng quỹ khẩn cấp ngay khi có thể.
Ví dụ, nếu bạn bị cắt giảm nhân sự hoặc không thể làm việc, quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn trang trải các khoản chi phí cố định đến khi nguồn thu nhập quay trở lại bình thường. Quỹ khẩn cấp cũng có thể sử dụng cho những trường hợp cần sửa chữa nhà cửa, xe cộ mà bạn không lường trước được.
Số tiền dành cho quỹ khẩn cấp nên bằng 3 hoặc 6 tháng chi tiêu của bạn. Một cách hiệu quả để bạn xây dựng quỹ khẩn cấp thành công đó là thêm nó vào kế hoạch tài chính hàng tháng và xem như là một khoản chi phí định kỳ.
5. Tiết kiệm để nghỉ hưu
Bạn cần kiểm tra lại những khoản tiền dành cho khi nghỉ hưu thông qua vài điểm như sau:
- Số tiền bạn đang đóng góp mỗi tháng, mỗi năm
- Những gì bạn đang đầu tư tiền vào
- Các khoản đầu tư của bạn có đang hoạt động tốt không?
- Những gì bạn đang trả phí để đầu tư
6. Biến các mục tiêu tài chính thành hiện thực
Những mục tiêu tài chính cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn. Chúng có thể là một chuyến du lịch nước ngoài, mua một chiếc xe mới hoặc thậm chí là mua một căn hộ mớ. Để đạt được mục tiêu tài chính đặt ra, bạn cần xây dựng một lộ trình khoa học.
Bên cạnh đó, để có thể nhanh chóng đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân, bạn có thể tìm cách để nâng cao thu nhập, nâng cao khoản tiền tiết kiệm hàng tháng, mở tài khoản tiết kiệm để được hưởng lãi suất phần trăm hàng năm.