Thứ tư, 14/05/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

6 mẹo sắp xếp, lưu trữ đồ dùng thân thiện với môi trường và cả ví tiền của bạn

Thanh Hoa (Theo Better Homes & Gardens) Thứ tư, 14/05/2025, 19:33 (GMT+7)

Sắp xếp đồ dùng gọn gàng không chỉ giúp ngôi nhà trở nên dễ chịu mà còn tạo cảm giác thư thái, giúp tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm đáng kể chi phí sinh hoạt.

Thức ăn thừa để được bao lâu? Biểu đồ “sống còn” giúp bạn tránh rước bệnh vào người

Hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt? Chuyên gia cảnh báo 5 sai lầm khi dùng thiết bị điện mà nhiều người đang mắc phải

10 mẹo nhỏ dọn dẹp nhà cửa nhanh gọn và hiệu quả

Làm thế nào để dọn dẹp nhà cửa gọn gàng mà vẫn “xanh” và tiết kiệm? Dưới đây là 6 mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng ngay từ hôm nay.

Dọn dẹp có chủ đích

Trước khi nghĩ đến việc sắp xếp, hãy bắt đầu bằng việc chọn lọc những món đồ dùng không còn sử dụng. Quần áo, sách, đồ gia dụng nhỏ hay thậm chí là bàn ghế cũ vẫn còn tốt có thể được tặng lại cho người thân, hàng xóm hoặc quyên góp cho các tổ chức từ thiện. 

Nếu bạn dư thời gian, việc bán đồ cũ online không chỉ giúp đồ đạc được tái sử dụng mà còn mang lại một khoản tiền nhỏ. Quan trọng là, đừng vội vứt bất cứ thứ gì – hãy cân nhắc vòng đời tiếp theo của món đồ đó.

Tìm hiểu kỹ trước khi cho vào thùng rác

Không phải tất cả đồ dùng khi không sử dụng nữa đều phải trở thành rác thải. Rất nhiều món có thể tái chế – từ bóng đèn cũ, hộp nhựa, đồ điện tử nhỏ đến vỏ chai mỹ phẩm. Tại Việt Nam, nhiều địa phương đã có chương trình thu gom rác tái chế định kỳ hoặc các điểm nhận đồ cũ như Re.Cycle (Hà Nội), Zero Waste Saigon (TP.HCM). Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ chính quyền địa phương hoặc các cộng đồng sống xanh trên mạng xã hội.

top-7-thiet-bi-don-dep-nha-cua-thong-minh-cho-moi-gia-dinh_0-1722
Dọn dẹp những món đồ phù hợp để mang đến điểm thu gom rác tái chế (Ảnh: Sưu tầm)

Ưu tiên sản phẩm lưu trữ bền vững

Khi cần mua thêm hộp đựng, giỏ hay kệ, hãy chọn những sản phẩm làm từ vật liệu tái chế hoặc tự nhiên như tre, cói, lục bình. Những món này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn bền hơn nhựa mỏng, giúp bạn tiết kiệm chi phí thay mới trong thời gian dài.

Lưu ý: không phải sản phẩm nào có nhãn “xanh”, “eco” cũng thực sự thân thiện. Hãy tìm hiểu kỹ chứng nhận và thương hiệu trước khi mua – đừng để “xanh giả” đánh lừa!

Tái sử dụng thông minh

Đừng vội mua hộp đựng mới khi bạn có thể tận dụng những món đồ dùng sẵn có. Hộp giày, hộp bánh, lọ thủy tinh... hoàn toàn có thể “biến hình” thành nơi chứa phụ kiện, văn phòng phẩm hoặc đồ khô trong bếp. Một chiếc lon thiếc cũ cũng có thể thành ống cắm bút xinh xắn nếu được vệ sinh và trang trí lại. 

Hãy thử nhìn ngôi nhà của bạn như một “kho sáng tạo” và nghĩ ra cách tái sử dụng trước khi ra cửa hàng.

Mua sắm có kế hoạch

Sau khi dọn dẹp, việc mua sắm thêm là điều dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch rõ ràng, bạn rất dễ tái diễn tình trạng “mua rồi để đấy”. Hãy ghi danh sách cụ thể những gì thật sự cần và hạn chế các món mua theo cảm hứng.

Đặc biệt, khi mua đồ ăn, đồ dùng theo lốc lớn, hãy chiết ra lọ đựng có nắp để dễ theo dõi lượng tồn và tránh lãng phí. Lọ thủy tinh có nắp tre, đánh dấu hạn dùng bằng bút xóa khô là giải pháp tiết kiệm và cực kỳ thân thiện với môi trường.

Giảm dùng giấy, số hóa mọi thứ

Ngoài nhựa, giấy là “thủ phạm” lớn gây lộn xộn và ảnh hưởng xấu tới môi trường do liên quan đến nạn phá rừng. Hãy chuyển sang thanh toán điện tử, sử dụng email thay cho hóa đơn giấy và yêu cầu ngân hàng/ngành hàng không gửi thông báo qua ứng dụng hoặc email thay vì in ra.

Bạn cũng có thể tạo một hộp thư riêng chỉ để lưu trữ hóa đơn điện tử – cách này không chỉ giúp giảm giấy mà còn cực kỳ tiện khi cần tra cứu hoặc làm báo cáo thuế.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục