Thứ hai, 22/01/2024, 08:59 (GMT+7)

4 xu hướng nổi bật về thị trường bán lẻ online 2024

Dự báo từ Metric cho biết, năm 2024 tiếp tục là năm bùng nổ của thị trường thương mại điện tử với 4 xu hướng nổi bật về thị trường bán lẻ online 2024.

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng

Năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất sẽ trực tiếp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử thay vì sử dụng các nhà phân phối bán lẻ. Đây được cho là giải pháp giúp các nhà sản xuất kiểm soát toàn diện quy trình hoạt động như sản xuất, marketing và bán hàng, đồng thời giảm tối đa chi phí trung gian giúp tăng biên lợi nhuận.

gpo-nganh-thuong-mai-dien-tu-1
(Ảnh: Bidophar)

Nếu áp dụng mô hình B2B2C (business to business to customer), nhà sản xuất sẽ phải bỏ ra từ 35-40% chi phí trên giá thành sản phẩm dành cho các đại lý. Trong khi đó, nếu trực tiếp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, họ chỉ tốn chưa đến 10%. Với số tiền dư ra đó, doanh nghiệp có thể trừ trực tiếp vào giá bán hoặc đầu tư thêm vào các tính năng sản phẩm.

Dự báo xu hướng này sẽ khiến cuộc chiến về giá cả cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ trở nên khốc liệt trong năm 2024.

Tiêu dùng có trách nhiệm

Những năm gần đây, người tiêu dùng thường có cảm tình và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thể hiện trách nhiệm với môi trường thay vì chỉ quan tâm đến mức giá thấp hay các ưu đãi đi kèm. Thậm chí, họ sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm thể hiện tốt trách nhiệm này.

Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng có xu hướng từ chối sử dụng sản phẩm nếu doanh nghiệp có liên quan tới các hoạt động tiêu cực tới môi trường, hoặc có các hành vi không chuẩn mực trong quản lý (ví dụ phân biệt đối xử hoặc trả lương không công bằng, sử dụng lao động vị thành niên...).

Nắm bắt xu hưởng nổi bật này, các doanh nghiệp cần tập trung vào các tiêu chí trong năm 2024 như tạo thêm sản phẩm thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu đóng gói bền vững, tìm nguồn sản phẩm từ nhà cung cấp có đạo đức...

Mua sắm thông qua tìm kiếm bằng giọng nói

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, cục diện vận hành bán hàng cũng như cách người dùng mua sắm đã có nhiều thay đổi mới, tạo nên những trải nghiệm tinh tế, chính xác và an toàn hơn.

.
(Ảnh: Lazada Việt Nam)

Nếu như AI, machine learning hiện chủ yếu được ứng dụng bởi các sàn mua sắm trực tuyến hoặc các website thương mại điện tử với nguồn lực đầu tư lớn thì big data lại đang được nhanh chóng triển khai ở diện rộng hơn.

Theo đó, các nhà sản xuất có thể ứng dụng công nghệ này để tận dụng nguồn dữ liệu nội bộ có sẵn trên các sàn thương mại điện tử. Điều này giúp thương hiệu gia tăng doanh thu và thị phần dựa trên số liệu phân tích xác thực, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của thị trường; đồng thời giúp các doanh nghiệp tối ưu quá trình vận - hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng, R&D và vận hành kinh doanh trên sàn.

Thế hệ 7X, 8X tiếp cận mua sắm online rầm rộ mang tên Baby Boomer

Baby Boomer là tên gọi chỉ những người sinh ra trong giai đoạn 1956-1964 và đến tuổi trưởng thành trong giai đoạn bất ổn của những năm 70. Họ chính là những người chứng kiến sự thay đổi thần tốc từ chiếc màn hình TV đen trắng đến kỷ nguyên của công nghệ, wifi và điện thoại thông minh. Đây cũng là thế hệ đã trải qua những thay đổi xã hội lớn như nữ quyền, phong trào dân quyền, biểu tình phản đối chiến tranh và cách mạng tình dục.

Số liệu từ nền tảng Tiktok cho thấy, ứng dụng này đã chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt của người dùng thuộc thế hệ 7x, 8x. Tại Mỹ, từ 7,1% người dùng trên 50 tuổi trong năm 2020, sau 3 năm con số này đã tăng lên tới gần 21 triệu người dùng, chiếm 14% trong năm 2023.

Hình ảnh Người Già đi Mua Sắm PNG Miễn Phí Tải Về - Lovepik
(Ảnh: Lovepik)

Những năm trở lại đây, thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng chiếm ưu thế trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. Dự kiến sang năm 2025, quy mô của ngành thương mại điện tử Việt Nam đạt khoảng 52 tỷ USD, đi kèm với đó là nhiều thay đổi và cơ hội lớn.

Từ nhiều khảo sát cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn thương mại trực tuyến tiếp tục tăng mạnh, đạt khoảng 650 ngàn tỷ đồng trong năm 2024.

Để có thể thành công trong ngành này, doanh nghiệp cần nắm bắt và áp dụng các xu hướng mới nhất, cũng như tạo ra những giá trị độc đáo và khác biệt cho khách hàng.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục