4 bộ phận của lợn vừa ngon, vừa rẻ nhưng thèm mấy cũng nên hạn chế ăn kẻo rước bệnh vào người
Mặc dù những bộ phận dưới đây của lợn rất ngon, giàu dinh dưỡng nhưng chúng lại chứa nhiều vi khuẩn, bạn nên tránh ăn nhiều kẻo gây hại cho sức khỏe.
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc được nhiều người đặc biệt yêu thích bởi hương vị thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao. Thịt lợn cung cấp protein, chất đạm các loại vitamin như B1, B3, B6, B12, sắt, phốt pho, kẽm... rất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa quan trọng cũng được tìm thấy ở thực phẩm này. Vậy nên, nếu được chế biến đúng cách sẽ rất tốt cho mắt, da, hệ thần kinh, xương và các hoạt động trí óc... Dù đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng không phải tất cả bộ phận của lợn cũng nên ăn nhiều. Dưới đây là 4 bộ phận được khuyến cáo nên hạn chế ăn vì chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn, càng ăn nhiều càng gây hại cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
Thịt cổ lợn
Phần thịt ở cổ lợn dù là phần thịt mềm, ngon, mọng nước nhưng được khuyến cáo không nên ăn nhiều bởi chúng có chứa nhiều hạch bạch huyết của lợn.
Chuỗi hạch bạch huyết là một phần quan trọng trong hệ miễn dịch của động vật với chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, nên có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus gây bệnh, rất khó để loại bỏ hoàn toàn trong khi chế biến.
Hàm lượng các vi khuẩn, virus này nếu trong điều kiện bình thường thì không cao nhưng nếu cơ thể tích tụ với số lượng lớn có thể có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, phần thịt cổ lợn cũng chứa nhiều mỡ, khi ăn nhiều sẽ dễ gây tăng cân dẫn tới béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu do xơ vữa động mạch.
Lòng lợn
So với các cơ quan nội tạng khác của lợn, lòng lợn giàu giá trị dinh dưỡng hơn nhiều với lượng lớn protein, canxi, phốt pho, chất béo, sắt, cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, lòng lợn có vị ngọt, tính bình, vào tỳ, vị, thận nên có tác dụng ôn kiện tỳ vị, ích thận bổ hư.
Nói như vậy không có nghĩa là lòng lợn tốt bởi trong lòng lợn có chứa lượng chất đạm cao, nhiều mỡ động vật, cholesterol xấu dễ làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Đặc biệt những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, tim mạch, viêm tụy, bệnh gout, bệnh thận cần cẩn trọng khi ăn bởi có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, lòng lợn là nơi chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như liên cầu lợn, giun sán. Nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín khi ăn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, mắc các bệnh tiêu hóa, viêm túi mật, dạ dày ruột, nguy hiểm hơn là bệnh viêm màng não,
Ngoài ra, lòng lợn còn là nơi chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng như giun sán, E.Coli, liên cầu khuẩn Streptococcus. Ăn lòng lợn không được sơ chế sạch sẽ và nấu chín là tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, viêm túi mật và nhiễm ký sinh trùng hay nguy cơ viêm màng não do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng huyết, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,...
Phổi lợn
Phổi lợn là một trong những bộ phận của lợn được khuyến cáo không nên ăn nhiều. Theo trang Aboluowang, phổi lợn là cơ quan hô hấp của lợn, là nơi thải ra khí thải và dịch tiết chính nên chúng không sạch. Phổi lợn có thể chứa lượng lớn vi khuẩn, chất nhầy và ký sinh trùng nếu môi trường sống của lợn kém vệ sinh.
Bên cạnh đó, phổi lợn chứa hàm lượng cholesterol cao, nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể làm tăng cholesterol, tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Gan lợn
Gan lợn không còn xa lạ với mọi người, bộ phận này chứa nhiều chất đạm, giàu vitamin A và sắt, cực tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ai cũng biết gan là cơ quan chuyển hóa chất độc của lợn. Nhưng có nhiều hàm lượng kim loại nặng trong gan lợn không thể phân hủy được, chúng sẽ sẽ tụ lại ở đây và khi chúng ta ăn sẽ gây hại cho cơ thể.
Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong gan lợn lớn nếu ăn nhiều sẽ gây tích tụ, thậm chí ngộ độc. Trường hợp trẻ em ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, gan lợn chứa nhiều cholesterol, nếu ăn quá 2-3 lần mỗi tuần sẽ gây tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tránh tiêu thụ gan nhiều mà chỉ nên ăn một tuần/1 lần.
- Bỏ ngay những hành động sau để miếng thịt lợn luộc mềm ngon, không bị thâm xỉn
- Thịt lợn mua về đừng rửa ngay, bảo quản theo cách này vừa giúp thịt tươi lâu lại không bị khô, không mất dinh dưỡng
- Mách bạn mẹo khử mùi hôi của thịt lợn đông lạnh đơn giản
- Thịt lợn giàu dinh dưỡng nhưng 'đại kỵ' với những người này, cần tránh nếu không muốn bệnh nặng hơn
- Luộc thịt lợn đừng dùng nước lã, thêm thứ này đảm bảo thịt mềm ngọt, chín đều, nhìn là muốn ăn ngay
- Thịt lợn mua về đừng rửa ngay, bảo quản theo cách này vừa giúp thịt tươi lâu lại không bị khô, không mất dinh dưỡng