Chủ nhật, 18/05/2025
logo
Tài chính - Ngân hàng

Thị trường chứng khoán tuần tới sẽ thế nào trước áp lực chốt lời?

VIÊN VIÊN Chủ nhật, 18/05/2025, 07:08 (GMT+7)

Sau chuỗi tăng mạnh nhờ tin tích cực, VN-Index đối mặt áp lực chốt lời, thị trường bước vào giai đoạn tích lũy và rung lắc ngắn hạn.

Giữa "cơn bão" truy quét sữa giả, Fidimilk thông báo thu hồi nhiều sản phẩm

Xuất hiện fanpage giả mạo cuộc thi Tinh hoa nhí Việt Nam

"Mặt trời lạnh" đánh dấu sự trở lại của những gương mặt lâu năm vắng bóng trên màn ảnh nhỏ

Sau tuần giao dịch bứt phá nhờ hàng loạt thông tin hỗ trợ, giới phân tích cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với áp lực chốt lời khi các yếu tố tích cực phần lớn đã phản ánh vào giá cổ phiếu. VN-Index có thể gặp trở ngại tại vùng kháng cự 1.270–1.280 điểm, và xa hơn là mốc tâm lý 1.300 điểm.

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), VN-Index đã có 4 phiên tăng và chỉ một phiên giảm duy nhất vào ngày 16/5, khép lại tuần với mức tăng 34,09 điểm, tương đương 2,69%, lên 1.301,39 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, với tổng giá trị giao dịch trên HOSE đạt hơn 119.505 tỷ đồng, tăng gần 40% so với tuần trước.

Trên sàn Hà Nội (HNX), chỉ số HNX-Index cũng có diễn biến tích cực tương tự với 4 phiên tăng, chốt tuần tại 218,69 điểm, tăng 4,56 điểm (2,13%). Thanh khoản HNX đạt 6.566 tỷ đồng, tăng gần 39%.

Trước đó, tuần giao dịch ngay sau kỳ nghỉ lễ chứng kiến VN-Index tăng mạnh 41 điểm (+3,3%) nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư sau khi hệ thống giao dịch mới KRX chính thức vận hành từ ngày 5/5. Ngoài ra, thông tin về các cuộc đàm phán thuế quan giữa Việt Nam – Mỹ, Mỹ – Anh, và sắp tới là Mỹ – Trung tại Geneva cũng góp phần thúc đẩy tâm lý thị trường.

92bd96ca0dca420aa9589573dd10715d-1810
Thị trường chứng khoán có thể chững lại sau chuỗi tăng.

Đà tăng trong tuần qua còn được củng cố bởi cổ phiếu họ Vin, đặc biệt sau thông tin Vinpearl sẽ niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu VPL trên HOSE, chính thức giao dịch từ ngày 13/5. Nhóm ngân hàng cũng đóng vai trò dẫn dắt, với kỳ vọng về việc nới room ngoại lên 49% tại một số mã.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng thị trường đang bước vào vùng rủi ro ngắn hạn khi nhiều thông tin tích cực đã được phản ánh vào giá. “Chỉ số VN-Index sẽ gặp cản mạnh tại vùng 1.270–1.280 điểm. Nếu không có thông tin mới đủ mạnh như kết quả rõ ràng từ các đàm phán thương mại Mỹ - Việt, khả năng vượt cản trong ngắn hạn là không cao”, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán VNDIRECT nhận định.

Sau nhịp tăng nhanh, thị trường được kỳ vọng sẽ có giai đoạn tích lũy hoặc điều chỉnh kỹ thuật để hấp thụ lượng cổ phiếu giá thấp. Trong bối cảnh đó, dòng tiền có thể sẽ tiếp tục luân chuyển giữa các nhóm ngành.

Về cơ hội đầu tư, ông Quang Hinh khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nên cân nhắc chốt lời một phần những cổ phiếu đã tăng mạnh, và hướng sang nhóm chưa phục hồi đáng kể như bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, thủy sản hoặc nhóm có thông tin hỗ trợ rõ ràng như ngành điện.

Đồng thời, ông lưu ý nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy khi thị trường đang tiếp cận vùng kháng cự.

Ông Đỗ Thế Minh, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích của Yuanta Việt Nam, đưa ra hai kịch bản cho tuần giao dịch kế tiếp: Nếu lượng cổ phiếu lớn về tài khoản vào đầu tuần bị bán mạnh, VN-Index có thể điều chỉnh sâu và lùi về vùng 1.250–1.280 điểm.

Nếu áp lực bán không quá lớn, thị trường có thể đi ngang, tích lũy trong biên độ hẹp trước khi có sóng mới.

Dù khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trong phiên ngày 16/5, ông Minh cho rằng chưa thể vội kết luận xu hướng rút vốn. "Đây có thể là động thái cơ cấu của dòng tiền lớn mới quay lại Việt Nam sau khi rút khỏi Mỹ. Nhóm này khả năng vẫn tiếp tục mua ròng trong thời gian tới", ông đánh giá.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư tỏ ra thận trọng với các nhóm cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi đàm phán thuế quan như khu công nghiệp, xuất khẩu và vận tải. Dù hiện tại chưa ghi nhận tác động rõ ràng, các chuyên gia nhận định đây là "ẩn số chưa thể lường hết" và rủi ro có xu hướng gia tăng, khiến đà tăng của các nhóm này khó kéo dài.

Với nhóm ngân hàng và bất động sản – hai trụ cột chính thời gian qua – nhiều mã đã tăng mạnh và được dự báo sẽ cần nhịp điều chỉnh ngắn hạn trước khi có cơ hội tăng mới.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục