Thứ tư, 31/05/2023, 20:00 (GMT+7)

Khám phá vẻ đẹp thanh tịnh của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

P.V(Theo Tiếp thị & Gia đình)

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự hay chùa Đùng được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng ở Hà Nam. Địa danh này thu hút nhiều khách tham quan bởi kiến trúc đẹp, quy mô lớn cùng không gian trang nghiêm, hiện đại. Cùng ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai xem có gì nhé!

Tìm hiểu về Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Theo lời kể của những người lớn tuổi, chùa Địa Tạng Phi Lai được xây dựng vào thế kỷ XI, với quy mô cực lớn.

Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở đâu?

Dân gian hay gọi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là chùa Đùng, xuất phát từ tên cổ Đùng - thuộc thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Lịch sử lưu truyền, ngôi chùa này từng là nơi ở ẩn của vua Trần Nghệ Tông và là nơi mà vua Tự Đức đến để cầu tự.

Cách Hà Nội 70km, ngôi chùa cổ có thế ngai vàng lưng tựa đồi, xung quanh được thiên nhiên bao bọc nên không khí 4 mùa hài hòa, dễ chịu.

chua-dia-tang-phi-lai-tu-2
Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm ở đâu?

Trụ trì của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là ai?

Đại Đức Thích Quang Minh là trụ trì của chùa Đùng - Hà Nam, người có công tu sửa chùa đẹp như hiện nay. Ông còn nói thêm về tên gọi của chùa Địa Tạng Phi Lai, có nghĩa là đánh thức bản nguyện Bồ Tát Địa Tạng, biết nghĩ và sống vì mọi người. 

Lịch sử ra đời chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh của Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ẩn chứa những giá trị lịch sử và những cổ vật cực kỳ giá trị. Du khách có thể kết hợp tham quan văn hóa kết hợp dã ngoại cuối tuần cho gia đình để tận hưởng khoảnh khắc an nhiên bên trong kiến trúc cổ độc đáo. 

chua-dia-tang-phi-lai-tu-3
Lịch sử ra đời chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Vào thế kỷ XVII, sau khi đến chùa cầu tự Vua Tự Đức đã để lại câu nói “Phi Lai”. Với hai hàm ý sẽ quay trở lại hoặc không bao giờ quay lại. Cũng từ đó, chùa được đặt tên Địa Tạng Phi Lai - tức là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đã đến đây, đã hóa phật và không quay trở lại nữa.

Qua nhiều thế kỷ, chùa Địa Tạng Phi Lai đã bị hư tổn và xuống cấp trầm trọng. Sau khi Đại đức Thích Minh Quang tiếp nhận vào cuối năm 2015, đã cho tu sửa chùa và lấy lên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự. 

Thời gian mở cửa của chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai mở cửa từ 06h30 sáng cho đến 17h30 chiều vào tất cả các ngày trong tuần, không ngoại trừ các ngày Lễ, Tết. Vì vậy du khách có thể ghé chùa tham quan, chiêm bái, vãn cảnh vào bất kể ngày nào để tận hưởng khoảnh khắc yên bình và thanh tịnh nơi đây.

Đặc biệt, chùa hoàn toàn miễn phí vé tham quan, vào cổng nên du khách hay tín đồ phật từ không phải trả bất cứ chi phí nào nhé. Đối với những ngày nắng nóng, bạn có thể mượn nón lá hoặc khăn từ các sư trong chùa để sử dụng.

chua-dia-tang-phi-lai-tu-5
Thời gian mở cửa của chùa Địa Tạng Phi Lai

Hướng dẫn di chuyển đến chùa

Bạn có thể di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự dễ dàng bằng nhiều cách, dưới đây là 3 phương tiện phổ biến nhất mà chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo qua nhé.

Di chuyển bằng ô tô

Mặc dù đường thông thoáng dễ đi nhưng với khoảng cách khá xa, bạn sẽ phải mất 1.5 tiếng để đến chùa nến xuất phát từ Hà Nội. Bạn có thể search map và tham khảo lịch trình theo hướng từ Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, sau đó ra Phủ Lý Hà Nam theo lối Quốc lộ 1A sẽ tới nơi.

Di chuyển bằng xe máy

Nếu di chuyển từ nhà hát lớn, du khách sẽ phải đi theo hướng Lê Duẩn về bến xe Giáp Bát, sau đó chạy theo hướng quốc lộ 1A cũ về Văn Điển ra Phú Xuyên, Cầu Giẽ. Cuối cùng sẽ đến trung tâm thành phố Phủ Lý, Hà Nam, men theo hướng tỉnh lộ 495 là tới chùa Địa Tạng Phi Lai Tự rồi nhé.

Di chuyển bằng ô tô khách

Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe khách đến chùa thật dễ dàng mà không cần bận tâm đến lộ trình. Tuy nhiên cần phải chú ý điểm dừng tại Phủ Lý Hà Nam đó là cây xăng Kim Cường để bắt xe ôm/taxi cho gần nhất nhé. Du khách có thể mua vé xe tại bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình để tiện với vị trí của mình hơn nhé.

Những điểm đặc sắc ở chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam

Không gian cổ kính, thanh tịnh

Bốn mùa sơn thủy hữu tình, quần thể chùa Địa Tạng Phi Lai Tự như được ẩn mình trong rừng cây kỳ vỹ. Tô thêm cho bức tranh một sự cổ kính, kỳ bí nhưng thanh tĩnh. Với kiến trúc đậm nét Phật giáo, cùng nhiều hoa văn tỉ mỉ của thời xa xưa và một tông màu trầm mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoát tục cho du khách.

Ghé chùa bạn có thể tham quan các khu như Tam bảo, nhà thờ Đức Ông, đức Thánh hiền. Và nếu cần một chỗ nghỉ ngơi qua đêm, bạn có thể liên hệ và ở tại chỗ ngủ của khách, của phật tử gần xa. 

chua-dia-tang-phi-lai-tu-6
Những điểm đặc sắc ở chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam

Lạc vào thế giới cổ vật của triều Lý - Trần

Du khách có thể dễ dàng nhận thấy, những mẫu gạch ngói với nhiều hoa văn đặc biệt như hoa sen, rồng, hình công phượng như tái hiện lịch sử văn hóa của thời Lý - Trần.

Để chứng minh có điều này, hầu hết các họa tiết hoa sen thời Lý - Trần đều có mũi nhọn hất lên. Khác biệt hoàn toàn so với nhà Lê có các hoa văn cánh sen ngang hoặc chúc xuống. 

Cần lưu ý gì khi đến tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai

Là nơi linh thiêng và trang nghiêm nên du khách đến tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cần lưu ý những điểm sau:

  • Không mặc trang phục phản cảm hoặc những đồ có màu sắc sặc sỡ;

  • Không được tùy ý đụng chạm hay lấy bất kỳ đồ nào nếu chưa có sự cho phép của sư thầy;

  • Lưu ý không được giẫm đạp lên cỏ, hái hoa bẻ cành;

  • Vứt rác đúng nơi quy định để giữ lại không gian sạch sẽ cho chùa;

  • Nếu quay phim, chụp hình cần liên hệ để có sự đồng ý của nhà chùa;

  • Chỉ bỏ tiền vào hòm công đức, hoàn toàn không cho tiền vào tượng Phật;

  • Chắp tay và cúi chào sư thầy, sư cô trong chùa để thể hiện sự tôn kính.

    chua-dia-tang-phi-lai-tu-7
    Cần lưu ý gì khi đến tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai

Địa Tạng Phi Lai được đánh giá là địa điểm du lịch tâm linh của Hà Nam thu hút khá nhiều du khách gần xa. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm để chuyến ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai Tự thuận lợi và đúng lộ trình nhất nhé.

Bài viết này thuộc series Du lịch

Xem thêm
Cùng chuyên mục