Thứ tư, 30/04/2025
logo
Tư vấn tiêu dùng

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình phải làm như thế nào?

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình) Thứ hai, 20/11/2023, 13:30 (GMT+7)

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình thì mẹ phải làm thế nào? Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng ba mẹ cũng cần lưu ý, vì đây có thể là một dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là như nào?

Trước khi đi vào tìm hiểu những cách để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, thì chúng ta cần hiểu rõ về hai hiện tượng này. Khò khè là âm thanh được tạo ra khi đường dẫn khí của phế quản và tiểu phế quản của trẻ bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp một phần. Ngoài những tiếng khò khè, tiếng rít ở phổi cũng có thể xuất hiện, nên ba mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Vặn mình được biết tới là hiện tượng thường bắt đầu khi thức hoặc khi ngủ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi tới 2 tháng tuổi. Nguyên nhân là do khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu, trong khi đó những kích thích từ môi trường ảnh hưởng đến trẻ nên trẻ sẽ có cơ chế ức chế bảo vệ, dẫn đến hiện tượng vặn mình hay vận động tay chân thường xuyên. 

tre-so-sinh-tho-kho-khe-va-van-minh-1
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là như nào?

Nhưng trong một số trường hợp, trẻ vặn mình còn kèm theo những tiếng thở khò khè thì ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, nên cho con đi khám vì đây có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Như ở trên, chúng tôi vừa chia sẻ, trẻ thở khò khè là do cổ họng của trẻ bị tắc nghẽn đường dẫn khí hẹp từ phía tiểu phế quản và phế quản, vì vậy xảy ra sự ngăn cản dòng khí lưu thông. Đây chính là yếu tố chủ yếu khiến cho trẻ sơ sinh hay thở khò khè và vặn mình. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng này mà ba mẹ cần lưu ý: 

  • Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình có thể là do trong cổ họng bé có đờm, nên khiến bé dễ bị sặc sữa khi bú sữa. Do trẻ còn quá nhỏ không biết khạc đờm như người lớn nên đờm sẽ bị vướng ở cổ sẽ gây ra tiếng khò khè. Đồng thời, cổ của bé bị vướng nên bé thấy không được thoải mái, từ đó hay vặn mình.
  • Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi do dịch nhầy làm bít tắc đường di chuyển của không khí, ngăn cản quá trình hít thở của trẻ, vì vậy dẫn tới khò khè và vặn mình liên tục ở trẻ sơ sinh. 
  • Cũng có thể do trẻ bị sặc sữa lên mũi và sữa bị giữ lại trong mũi. Từ đó, dẫn tới hiện tượng viêm mũi, dịch nhầy ở mũi tiết ra nhiều, làm bít tắc đường thở của trẻ khiến bé khó thở và thở tiếng khò khè. 
  • Hay còn nguyên nhân khác làm trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là do bé đang mắc phải một số căn bệnh như viêm amidan, hen phế quản, viêm phế quản, hoặc viêm phổi,… Vì vậy dịch đờm ở cổ họng được tiết ra nhiều hơn, nên bé có triệu chứng thở khò khè, vặn mình liên tục. 
tre-so-sinh-tho-kho-khe-va-van-minh-2
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, kèm theo đỏ mặt nhưng lại hết sau vài phút, trẻ vẫn ăn ngủ tốt thì đây chỉ là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Còn trẻ có những biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc, sốt cao, ho và thở khò khè kèm theo nôn ói thì có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. 

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Triệu chứng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình không đáng lo ngại nếu trẻ không quấy khóc, không sốt, vẫn ăn ngủ tốt. Nhưng để giúp trẻ cải thiện tình trạng trẻ thở khò khè thì các mẹ có thể thực hiện một số cách sau:

Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ

Trong trường hợp trẻ thở khò khè do gặp các vấn đề về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản,… thì mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ để bé dễ thở hơn. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, ở mũi, và giúp làm loãng dịch nhầy, mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái và dễ thở hơn.

tre-so-sinh-tho-kho-khe-va-van-minh-3
Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ giúp cải thiện tình trạng thở khò khè

Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ

Tư thế ngủ của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trẻ sơ sinh khò khè và hay vặn mình trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế ba mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ cho con sao cho phù hợp. Theo các chuyên gia, tư thế nằm nghiêng là tư thế ngủ lý tưởng giúp trẻ dễ dàng hô hấp, mẹ không nên cho trẻ nằm sấp hay kê đầu quá cao, bởi sẽ khiến bé không thoải mái, gây lên hiện tượng khó thở, trẻ hay vặn mình, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ

Nước không những bổ sung chất lỏng cho cơ thể hoạt động mà còn giúp thanh lọc, đào thải các độc tố và làm sạch vùng họng một cách hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm hoặc bú sữa nhiều hơn khi thấy trẻ bị khò khè và hay vặn mình. 

tre-so-sinh-tho-kho-khe-va-van-minh-4
Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ

Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí

Vào ban đêm, nhất là những hôm trời lạnh, không khí thường hanh khô, dễ gây kích ứng mũi họng cho trẻ. Vì vậy, với trẻ sơ sinh mẹ nên lắp đặt thiết bị tạo độ ẩm không khí trong phòng sẽ giúp mũi trẻ không bị khô, ngăn ngừa hiện tượng nghẹt mũi, thở khò khè vào ban đêm, mang lại cảm giác thoải mái và giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Giữ ấm cho trẻ

Nếu trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do cảm lạnh, sổ mũi, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho bé mỗi khi ra ngoài. Đặc biệt, mẹ lưu ý nên tắm cho bé bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó lau khô người rồi mới mặc quần áo cho trẻ để tránh bị cảm lạnh.

tre-so-sinh-tho-kho-khe-va-van-minh-5
Giữ ấm cho trẻ tránh bị cảm lạnh

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đến bệnh viện

Mặc dù hiện tượng thở khò khè và vặn mình ở trẻ sơ sinh là khá phổ biến nhưng ba mẹ cũng nên chú ý, vì đây có thể là nguyên nhân của bệnh lý nghiêm trọng cần khắc phục kịp thời. Vì vậy, khi mẹ thấy trẻ có những một trong những dấu hiệu sau, cần cho bé tới bệnh viện ngay:

  • Trẻ sơ sinh sốt cao không hạ, tim đập nhanh, lồng ngừng có hiện tượng phập phồng, trẻ nôn mửa, quấy khóc.
  • Trẻ có hiện tượng khó thở, khò khè, thở hổn hển, môi tím, mặt nhợt nhạt. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu gặp tình trạng thở khò khè hay vặn mình khi ngủ nên được thăm khám càng sớm càng tốt.
  • Trẻ sơ sinh bị ho, khó thở, thở khò khè liên tục trong một thời gian không khỏi. Khi đó mẹ cần đưa con đi khám để biết được nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời.
  • Trẻ sơ sinh bị bệnh hen suyễn bẩm sinh thường thở gấp và nặng nề. Mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để có những biến chứng ảnh hưởng tới não bộ của trẻ. 
tre-so-sinh-tho-kho-khe-va-van-minh-6
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đến bệnh viện

Trong bài viết này, Tạp chí Tiếp Thị Gia Đình đã chia sẻ cho các ba mẹ những cách xử lý khi thấy trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ mới sinh nhưng cũng là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy ba mẹ cần lưu ý. Hy vọng những kiến thức làm cha mẹ này giúp ích được cho các bạn. 

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục