Có gì bên trong Tòa Thánh Tây Ninh – công trình tôn giáo của đạo Cao Đài?
Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những công trình vĩ đại nhất của đạo Cao Đài. Đây cũng là một trong những điểm du lịch mang tính biểu tượng của tỉnh Tây Ninh.
Giới thiệu đôi nét về Tòa Thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh ở đâu?
Tòa thánh Tây Ninh tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam và cách TP Hồ Chí Minh
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc tôn giáo – nghệ thuật, được xây dựng trên diện tích khoảng gần 12 km2, rộng hơn 2.000 m2, đặc biệt nổi bật với hai lầu chuông và trống cao khoảng 25m. Nơi đây có hàng rào bao bọc xung quanh và gồm đa dạng các công trình: Tòa Thánh, bửu tháp, đền thờ Phật mẫu với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Theo thiết kế ban đầu, kích thước Tòa Thánh được quy định dài 135m, rộng 27m, nền cao 1,8 m. Tuy nhiên, khi mới khởi công xây dựng Tòa Thánh, tín đồ khi đó còn nghèo, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5m, rộng 22m. Toàn bộ các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen. Phía bên ngoài tòa nhà có 2 tháp cao khoảng 36m, tổng khuôn viên rộng 1,2 km.
Lịch sử hình thành Tòa Thánh Tây Ninh
Cách đây hơn 80 năm, vùng đất Tây Ninh được biết đến là khu rừng rậm, với sơn lâm ám khí, beo hùm, rắn rết, rừng thiêng nước độc bao phủ. Thế nhưng, kể từ khi có bàn tay của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư, Tây Ninh được chọn trở thành địa điểm lý tưởng để làm khởi nguồn phát triển của Đạo Cao Đài, biến khu rừng rậm thành chốn linh thiêng bậc nhất.
Vào năm 1926, đạo Cao Đài làm lễ khai đạo tại chùa Từ Lâm Tự (hay còn gọi là chùa Gò Kén, Tây Ninh). Ngôi chùa này do Hòa Thượng Như Nhãn (còn gọi là hòa thượng Giác Hải) góp tiền mua đất và xây dựng nên. Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài, đã độ được hòa thượng Như Nhãn theo đạo Cao Đài. Và trở thành một vị Chức sắc Đại Thiên Phong của đạo Cao Đài. Vì thế, hoà thượng đã hiến chùa Từ Lâm Tự cho Hội Thánh Cao Đài làm nơi tổ chức khai đạo.
Tuy nhiên sau đó, hòa thượng Như Nhãn một phần bị mất đức tín, một phần vì bị nhà cầm quyền Pháp xúi dục. Cho nên ông không theo đạo Cao Đài nữa và đòi lại chùa. Hội Thánh dưới sự chỉ dạy của Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông. Đã trải qua nhiều ngày đi tìm đất để cất Tòa Thánh mới. Cuối cùng đã tìm được mảnh đất thánh địa mà Tòa Thánh Tây Ninh đang tọa lạc đến ngày nay.
Trải qua nhiều biến cố xuất phát từ nội bộ, kinh phí và sự đàn áp của thực dân Pháp mà việc xây dựng Tòa Thánh bị gián đoạn trong nhiều năm. Cuối cùng thì công trình Tòa Thánh Tây Ninh được hoàng thành nguy nga, tráng lệ như hiện tại. Trở thành công trình khiến bao tín đồ đạo Cao Đài hãnh diện.
Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Tây Ninh
Khuôn viên bên ngoài
Nơi này có đến 12 cánh cổng được chạm khắc tinh xảo hình long, lân quy, phụng và hoa sen. Các cổng của Tòa Thánh được xây dựng theo kiểu tam quan và mang nét kiến trúc đặc trưng giống như những cổng chùa thường thấy ở nước ta. Lối vào Tòa Thánh Tây Ninh gồm 3 cổng chính và cổng chánh môn là lớn nhất với họa tiết lưỡng tranh long châu cực kỳ ấn tượng. Khi ánh nắng chiếu vào, cổng Tòa Thánh tỏa ra hào quang tựa như thiên nhãn - Một biểu tượng linh thiêng của đạo Cao Đài.
Vẻ đẹp bên trong Tòa Thánh Tây Ninh
Nghệ thuật chạm khắc cột trụ
Nghệ thuật khắc chạm khắc các trụ cột cũng được xem là điểm nhấn đặc sắc trong lối kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh. Trong đó, nền Tòa Thánh 9 cấp sẽ tương ứng với cửu phần thần tiên và mỗi cấp cũng ứng với một cấp của tín đồ đạo Cao Đài.
Sự giao thoa giữa lối kiến trúc Đông - Tây
Trong suốt quá trình tham quan Tòa Thánh, bạn có thể thấy được sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc của Đông Âu và Tây Âu. Điều này có ý nghĩa tượng trưng cho giao thoa quan điểm triết học Đông - Tây và sự tổng hợp của các yếu tố tâm linh Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.
Hầm Bát Quái
Phần dưới của 12 cấp Bát Quái Đài, tức là thuộc phần nền của Bát Quái Đài, có cái hầm lớn gọi là hầm Bát Quái, được xây cất kiên cố theo hình Bát Quái, có thông hơi và có nắp đậy chắc chắn, có cầu thang đi xuống. Hầm Bát Quái được dùng làm nơi cất giữ tro thiêu hài cốt của các Chức sắc Đại Thiên Phong từ hàng Tiên vị trở lên, tức là từ phẩm Đầu Sư hay tương đương trở lên.
Quả Cao Đài
Theo giáo lý của Đạo Cao Đài, Quả Càn Khôn có hình cầu, đường kính 3,30 mét, bên trên có vẽ đúng 3072 ngôi sao, bao gồm: Tam thiên thế giới (3000 thế giới) và Thất thập nhị địa (72 quả địa cầu) tượng trưng cho Càn khôn Vũ trụ hữu hình mà Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế cai quản và Thiên Nhãn được vẽ trên vì sao Bắc Đẩu.
Ngoài ra còn rất nhiều kiến trúc độc đáo, du khách phải đến đây mới có thể tận hưởng hết được sự uy nghi, linh thiêng của nơi này.
Những lễ hội độc đáo diễn ra tại Tòa Thánh Tây Ninh
Lễ Vía Đức Chí Tôn
Đại lễ Vía Đức Chí Tôn là lễ hội thể hiện đặc trưng tôn giáo của người theo đạo Cao Đài tại Tây Ninh. Lễ hội được tổ chức thường niên và tất cả tín đồ luôn coi đây là sự kiện trọng đại nhất, ý nghĩa nhất trong đời sống tinh thần. Bên cạnh đó, đại lễ cũng là dịp tốt để các tín đồ thể hiện tấm lòng hiếu hạnh của mình đối với Đức Đại từ phụ.
Vào ngày đại lễ lớn này, song song với nghi thức dâng hương, cầu kinh, cúng bái,… các tín đồ và du khách thập phương cũng được trải nghiệm rất nhiều trò chơi dân gian, các màn biểu diễn nghệ thuật phong phú, thi đấu võ thuật dân tộc hay màn thi múa tứ linh… rất đặc sắc. Đây chính là nét đẹp văn hoá của cộng đồng người Tây Ninh, với bầu không khí đầy hân hoan và sôi nổi.
Hội Yến Diêu Trì Cung
Hằng năm, Hội thánh Cao đài Tây Ninh luôn tổ chức Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung một cách long trọng tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh. Lễ hội đã thu hút hàng chục vạn tín đồ đạo Cao đài và đông đảo nhân dân ở các tỉnh Bắc, Trung, Nam về dự.
Với sự góp mặt đông đảo tín đồ Cao Đài trên cả nước, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Nếu du lịch đến Tây Ninh ngay trước Tết Trung thu, bạn có thể cảm nhận được không khí sôi động từ những khâu chuẩn bị đại lễ của mọi người, từ đường phố đến cây cảnh, chậu hoa cho đến các sự kiện Tết Trung thu. Chỉ có đến và tham gia lễ hội thì bạn mới thấy hết được tài năng và sự khéo léo của các tín đồ đạo Cao Đài qua từng gian hàng. Đây là một Đại lễ thực sự có ý nghĩa về đức tin, tôn giáo và văn hóa cũng như giá trị tinh thần hướng thiện.
Kinh nghiệm tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
Cách di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh
Để di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh, du khách có rất nhiều lựa chọn khác nhau. Du khách di chuyển đến Tây Ninh bằng xe khách sau đó tự lái ô tô hoặc xe ôm đến Tòa Thánh Tây Ninh.
Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng xe buýt. Du khách đi các chuyến xe buýt số 701,703, 704 ở Sài Gòn xuống ngã 3 Gò Dầu. Ở đây du khách đi thêm chuyến nữa là bắt xe buýt để tới được Tòa Thánh Tây Ninh.
Thời gian thích hợp để tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
Bạn có thể đến đây vào bất kỳ mùa nào trong năm. Nhưng vào mùng 9 tháng giêng âm lịch và rằm tháng 8 âm lịch là thời điểm nên đi nhất. Vì lúc này là khoảng thời gian diễn ra hai lễ hội lớn nhất ở đây. Những ngày này vô cùng nhộn nhịp với hàng lượt khách thập phương đến tham quan, tham gia lễ hội.
Nếu bạn muốn tham dự giờ hành lễ trang nghiêm của đạo hữu Cao Đài có thể ghé vào khoảng 12 giờ trưa, vì đây là thời gian hành lễ.
Ăn gì khi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
Thằn lằn núi
Đi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh mà không ăn món Thằn lằn núi thì coi như bạn chưa từng đến đây. Thằn lằn núi có thể chế biến thành rất nhiều món. Như chiên dòn, nấu cháo, hoặc hấp xả… Tất cả đều là món ăn thơm ngon lại là đặc sản không thể thiếu được trong các buổi liên hoan.
Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng đơn giản gồm có bánh canh, nước lèo, giò heo, thịt lạc, huyết…Nước lèo là huyết mạch trong món ăn, bởi vì nó được ninh từ xương và nêm nếm gia vị gia truyền của Tây Ninh. Bí quyết bí ẩn của món này là phải dùng nguyên phụ liệu chính thống của địa phương mới có thể làm ra món ăn này.
Bánh tráng cuốn phơi sương
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng Tây Ninh là đặc sản nổi tiếng từ bắc vào nam. Món đặc sản này rất ngon khi ăn kèm cùng thịt, rau sống. Đây có thể gọi là món ăn được rất nhiều người yêu thích nhất là vào những ngày hè nắng nóng.
Một số lưu ý khi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
Để có được những trải nghiệm trọn vẹn tại Tòa Thánh Tây Ninh, du khách cần lưu ý những điều sau:
- Vào tham quan bên trong Tòa Thánh thì nên bỏ giày dép để bên ngoài.
- Chỉ nên chụp cảnh vật và không được chụp hình người với nền là Thiên Nhãn.
- Nếu bạn muốn lên tầng trên để chụp ảnh toàn cảnh Tòa Thánh thì bạn có thể xin phép người quản lý ở đó.
- Du khách chỉ có thể đi vào Đại Điện từ hai bên cửa. Nam đi vào bên cửa bên phải, nữ đi cửa phía bên trái. Không được vào chính giữa của khu chính điện tham quan, chụp hình mà chỉ được nhìn từ hai bên.
- Đến những nơi tâm linh như Tòa Thánh Tây Ninh, bạn phải tuân theo hướng dẫn của các thầy.
- Đi đúng cửa quy định, không gây ồn ào và chỉ chụp hình ở nơi được cho phép.