Chủ nhật, 14/05/2023, 11:00 (GMT+7)

Top những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Sóc Trăng

Thu Thảo (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Sóc Trăng được biết đến là một vùng đất có rất nhiều ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước trong hành trình khám phá vùng đất Sóc Trăng.

Bài viết này thuộc series Du lịch

Xem thêm

Chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng 

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-3
Ảnh: sưu tầm

Chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn, là một trong những ngôi cổ tự có nét kiến trúc độc đáo, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu. 

Nét nổi bậc đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất độc đáo nhưng vô cùng thẩm mỹ đẹp lạ.

Trước đây chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun, để dễ phát âm nên từ Sro Loun được đọc chại thành Sà Lôn. Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa.

Sự ra đời của chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-2
Ảnh: sưu tầm

Năm 1815, chùa được dựng nên bằng cây lá như những ngôi chùa khác. Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,... Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.

Thiết kế của chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-1
Ảnh: sưu tầm

Chung quanh chùa là tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Hai bên cổng vào có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra quốc lộ. Phía trên là 3 ngôi tháp được chạm khắc, trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Dọc lối vào chùa là 2 hàng tượng thần Kâyno (kerno), đây là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh.

Mái chánh điện chùa Chén Kiểu được xây dựng theo dạng tam cấp, tức là có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần lên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, trung tâm có đỉnh nhọn cao vút lên. Mái được trang trí hoa văn với màu sắc rất đẹp mắt. Phía trong gian chánh điện, cùng với không khí trang nghiêm, hòa quyện khói hương, du khách sẽ thấy khoảng 20 tượng Phật lớn nhỏ với nhiều tư thế tọa thiền khác nhau. Xung quanh tường là những tranh vẽ kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca, từ khi người sinh ra cho đến khi đắc đạo.

Giữa sân Chùa Chén Kiểu là cột cờ, với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu khá sinh động, nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Đức Phật khi người tọa thiền. Rắn thần Nagar là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo Khmer. Người Khmer Sóc Trăng nói riêng và Nam bộ nói chung, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ, vì thế Phật giáo Tiểu thừa là tôn giáo chính, chi phối đời sống tinh thần của họ. Chính vì vậy, họ chỉ thờ Phật Thích Ca, mà không thờ các vị Quan âm hay Bồ Tát khác. Hơn nữa, người Khmer tin rằng tổ tiên của họ là mẹ rắn, nên có tín ngưỡng thờ rắn và hình tượng rắn thường xuất hiện trong chùa.

Chùa Som Rong, Sóc Trăng

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-4
Ảnh: sưu tầm

Chùa Bô Tum Vong Sa Som Rông có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam là một tổng thể kiến trúc nổi bật với màu sắc mới lạ gồm chánh điện, Sala, bảo tháp, tượng phật nằm Thích Ca… trong khuôn viên rộng trên 5 ha.

Lối vào của chùa có Ngôi bảo tháp nguy nga màu xám khói được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2012. Bảo tháp có diện tích 100m2, chiều rộng 11m, cao khoảng 25m, ngôi Sala uy nga tráng lệ được xây dựng vào năm 2013, trên diện tích 1.144 m2, mang đậm nét kiến trúc truyền thống chùa - tháp Khmer vừa kết hợp hiện đại với cách phối màu độc đáo xanh xen lẫn xám và vàng, tạo nét khác biệt cuốn hút khách tham quan. Đến năm 2017, Sala chính thức được khánh thành tạo niềm vui lớn cho Nhân dân và Phật tử đến chiêm bái.

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-6
Ảnh: sưu tầm

Điểm nhấn của ngôi chùa là Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời có kích thước dài 63m, cao 22,5 m và nặng 490 tấn, một trong những Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam hiện nay. Do được đặt trên bệ cao cùng với sự to lớn của tượng nên mọi người có thể nhìn thấy bức tượng này từ xa hàng trăm mét. Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn được khởi công từ tháng 10/2017, đến nay đã xây dựng xong phần thô, tô trát và đang trong quá trình hoàn thiện phần sơn, trang trí.

Chùa Khleang 

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-8
Ảnh: sưu tầm

Chùa Kh’Leang hay Kh'Leang, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, được xây dựng từ khoảng giữa thế kỷ thứ 16. Chùa tọa lạc trên diện tích đất hơn 3.800m2, có hàng rào bao quanh. Chùa Kh’Leang thờ Phật Thích Ca. Tương truyền xưa kia, chùa Kh’Leang được xây dựng bằng gỗ lợp lá, sau được xây bằng gạch, lợp ngói. Giống như các ngôi chùa Khmer khác như chùa Dơi hay chùa Đất Sét, cổng chùa Kh’Leang quay về hướng Đông, được chạm khắc cầu kỳ, trên mái cổng có ba tháp nhỏ. 

Tòa chính điện có kiến trúc phức tạp, tọa lạc trên nền đất cao 2 mét, chia thành ba cấp, có hàng rào bao quanh mỗi cấp. Bờ mái cũng gồm ba cấp, mỗi cấp có ba nếp, không có tháp nóc. 

Tại chỗ tiếp giáp giữa mái và các đầu cột bao quanh chính điện có tượng chim thần Krud dang tay đỡ mái. Đây là hình tượng chim thần mình người phổ biến trong đời sống nghệ thuật của người Khmer. 

Bên trong chính điện có 16 cột gỗ to lớn, thếp vàng, thể hiện các hình ảnh về cuộc đời của Phật Thích Ca và các sinh hoạt Phật Pháp.

Chùa Bà Thiên Hậu Triền Châu 

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-7
Ảnh: sưu tầm

Nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Sóc Trăng có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Hoa, Kinh, Khmer, trong đó nhiều ngôi chùa người Hoa có lịch sử lâu đời góp phần đa dạng du lịch tâm linh, văn hóa Sóc Trăng.

Quang cảnh chùa La Hán vào sáng mùng 5 Tết Nhâm Dần, tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ, xóm Cầu Đen, phường 8, TP Sóc Trăng. Ngôi chùa được xây từ năm 1952 do người Hoa Triều Châu quản lý. Qua nhiều lần xây dựng, trùng tu, chùa bề thế và trang nghiêm với 2 tầng riêng biệt và có 4 hệ thống mái chồng lên nhau. Trên mỗi góc mái có hoa văn trang trí theo kiến trúc nghệ thuật của người Hoa.

Chùa thờ chư Phật, trong đó có 18 vị La Hán. Tầng trên thờ Phật Thích Ca, tầng dưới thờ Thiên Hậu Nương Nương. Chùa thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến chiêm bái, nhiều nhất là vào các dịp lễ, Tết, rằm tháng Giêng.

Chùa Srey Tà Mơn 

chua-soc-trang-tiepthigiadinh-9
Ảnh: sưu tầm

Chùa Wat Serey Tamon, hay còn gọi là chùa Tà Mơn nằm ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.

Ngôi chùa phủ một màu vàng rực rỡ, vô cùng nổi bật. Nơi đây chủ yếu phục vụ tín ngưỡng của người dân địa phương, không có nhiều khách du lịch ghé thăm nên vẫn giữ được sự bình yên, thanh tịnh.

Trên đỉnh mỗi cột trong chánh điện đều gắn tượng Krud (người chim): một nửa thân là chim, nửa là người hoặc là tiên nữ, đứng dang hai tay đỡ mái chùa. Chùa nằm khá xa trung tâm, nhưng kiến trúc đặc sắc rất đáng để du khách tới chiêm ngưỡng.

Cùng chuyên mục