Thứ ba, 18/03/2025
logo
Tài chính - Ngân hàng

Sắp có khung pháp lý cho tài sản số, người dùng an tâm giao dịch

PV Thứ hai, 03/03/2025, 06:51 (GMT+7)

Thủ tướng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước đề xuất, trình khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền số ngay trong tháng 3/2025.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

"Pi thủ" chóng mặt khi giá Pi rớt thảm, nhiều người vỡ mộng tỷ phú

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình khung pháp lý tiền số ngay trong tháng này. Nội dung được nêu rõ trong Chỉ thị 05 về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 1/3.

Hiện nay, các loại tiền ảo như Bitcoin, Ethereum... ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tài sản ảo và tiền ảo. Các quy định hiện chỉ đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Các loại tiền ảo như Bitcoin, Ethereum... ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Các loại tiền ảo như Bitcoin, Ethereum... ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, việc chưa có khung pháp lý cho tài sản số khiến nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch. Do đó, việc sớm ban hành khung pháp lý để quy định định danh, phương pháp định giá tài sản số sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, từ đó có tiền đầu tư.

Trước đó, trong buổi làm việc về vấn đề quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhất trí với đề xuất quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản ảo để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước.

Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này. Nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập "sàn giao dịch" cho hoạt động này.

Theo thống kê từ Bộ phận Nghiên cứu và phát triển của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), từ năm 2020 đến ngày 25/2/2025, thế giới ghi nhận 657 vụ hack sàn giao dịch tiền mã hóa, gây thiệt hại lên đến 12,8 tỉ USD. Thực trạng này làm dấy lên những cảnh báo về rủi ro an ninh mạng trên toàn cầu. 

Từ các vụ hack sàn giao dịch tài sản mã hóa vừa qua, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thông tin và quản lý tài sản mã hóa.

"Chỉ khi có luật pháp làm nền tảng, Việt Nam mới có thể xây dựng được hệ sinh thái tài sản mã hóa đáng tin cậy, vừa bảo vệ người dùng vừa thúc đẩy đổi mới", ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam khẳng định. 

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục