Thứ tư, 05/02/2025, 17:34 (GMT+7)

12 vật dụng gây hại nhiều hơn lợi khi cho vào thùng tái chế, chị em lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường

Với những vật dụng này, thay vì cho vào thùng tái chế, bạn cần biết phân loại và xử lý chúng đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe và môi trường.

Better Homes & Garden đưa ra danh sách những vật dụng mà các chương trình tái chế thông thường không chấp nhận, cùng các gợi ý xử lý phù hợp hơn.

Một số loại nhựa

Nhựa là một trong những vật liệu khó tái chế nhất vì có quá nhiều loại. Trong 7 loại nhựa, chỉ 2 loại (#1 PET và #2 HDPE) thường được chấp nhận bởi các chương trình tái chế phổ biến.

Các vật dụng như lọ bơ đậu phộng, bình sữa và chai nước nhựa thường có thể tái chế. Tuy nhiên, các loại túi nhựa, màng bọc thực phẩm, nắp chai và hộp thức ăn mang đi thường không được chấp nhận.

1_11zon
Hãy phân loại và xử lý rác thải hợp lý (Ảnh: Sưu tầm)

Bao bì mua sắm tại cửa hàng

  • Hộp phủ sáp: Các hộp nước cam hoặc nước hầm xương thường có lớp sáp lót, gây tắc nghẽn máy phân loại nên không thể tái chế. 

  • Hộp thực phẩm đông lạnh: Để ngăn ngừa hiện tượng đông đá, hộp thực phẩm đông lạnh thường lót nhựa (#4), vốn không tái chế được. 

  • Túi lưới đựng trái cây: Túi lưới đựng cam hay chanh dễ mắc kẹt trong máy phân loại và không thể tái chế. Hãy sử dụng túi vải tái sử dụng khi mua sắm.

  • Túi đựng khoai tây chiên: Các túi này làm từ nhựa và nhôm, không thể tách rời trong quá trình phân loại.

  • Cốc đựng cà phê: Cốc đựng cà phê dùng một lần chứa vật liệu hỗn hợp và cặn bã cà phê, làm ô nhiễm cả lô tái chế.

Hộp đựng pizza có dầu mỡ

Bìa cứng dễ tái chế trừ khi bị dính dầu mỡ hoặc thức ăn. Hộp pizza bẩn có thể làm hỏng cả lô tái chế và gây hỏng hóc máy móc. 

Tuy nhiên, hộp pizza có thể thêm vào thùng ủ phân hữu cơ.

Xốp (Styrofoam)

Xốp (RIC #6) xuất hiện phổ biến dưới dạng hộp đựng trứng, hộp thức ăn mang đi hoặc cốc dùng một lần. Đây là vật liệu gây hại nghiêm trọng cho môi trường và không thể tái chế thông thường. 

Mảnh kính vỡ

Dù chai và lọ thủy tinh thường được tái chế, song các mảnh kính vỡ như cửa sổ, gương hoặc ly rượu lại không an toàn. Hãy bọc kỹ các mảnh kính trước khi bỏ vào thùng rác. 

Ngoài ra, đèn huỳnh quang chứa thủy ngân cần được xử lý riêng theo hướng dẫn của trung tâm tái chế địa phương.

2_11zon
Hãy bọc kỹ các mảnh kính trước khi bỏ vào thùng rác (Ảnh: Sưu tầm)

Dụng cụ nấu ăn chịu nhiệt

Các vật liệu chịu nhiệt như gốm sứ hay thủy tinh Pyrex không thể nóng chảy trong quá trình tái chế. Hãy vứt bỏ hoặc tái sử dụng cho các dự án nghệ thuật.

Một số loại giấy

  • Biên lai: Biên lai thường in trên giấy nhiệt chứa BPA, không thể tái chế hay ủ phân.

  • Giấy cắt nhỏ: Giấy cắt nhỏ khó phân loại và có thể gây cháy máy móc. Nếu cần, hãy cho vào túi giấy trước khi tái chế.

  • Giấy nhuộm màu: Giấy màu sáng có chứa hóa chất, gây ô nhiễm quá trình tái chế.

  • Sản phẩm giấy bẩn: Khăn giấy, đĩa giấy và giấy ăn đã sử dụng không thể tái chế nhưng có thể dùng để ủ phân.

Thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử cũ không thuộc thùng tái chế thông thường. Hãy tìm kiếm trung tâm tái chế rác thải điện tử hoặc chương trình thu hồi của các dự án khác.

Vật liệu nguy hiểm

Sơn, pin, hóa chất tẩy rửa và chất lỏng ô tô cần được xử lý theo quy trình đặc biệt. Hãy liên hệ trung tâm địa phương để biết cách xử lý an toàn.

Rác thải y tế

Kim tiêm và thuốc không dùng cần xử lý đúng cách. Hãy sử dụng các thùng thu gom tại bệnh viện, nhà thuốc hoặc đồn cảnh sát địa phương.

3_11zon
Rác thải y tế cần xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn (Ảnh: Sưu tầm)

Vải

Quần áo cũ không đủ điều kiện quyên góp cũng không thể tái chế vì chứa hỗn hợp vải, thuốc nhuộm hoặc phụ kiện. Hãy tìm chương trình tái chế vải hoặc tận dụng cho các dự án thủ công.

Nệm

Nệm cũ cần được tháo rời trước khi tái chế. Nếu sống tại những khu vực có dịch vụ tái chế nệm, bạn có thể sử dụng dịch vụ thu gom đặc biệt này.

Cùng chuyên mục